thuyết tự nhiên chủ nghĩa (1881), trong đó ông tin ở sức mạnh vạn năng
của khoa học và muốn sáng tác văn học áp dụng phương pháp như nghiên
cứu khoa học tự nhiên. Và, ngoài hoạt động văn học, Émile Zola còn tham
gia hoạt động chính trị, ông đặc biệt nổi tiếng trong vụ án Dreyfus với bức
thư Tôi tố cáo - gửi cho Tổng thống Pháp đương thời, dũng cảm kết án chủ
nghĩa sô-vanh của giới chính quyền.
Émile Zola mất năm 1902, một cách bất ngờ ở Paris, giữa lúc ông đang
còn đầy sinh lực và đầy hứa hẹn trong sự nghiệp sáng tác của ông.
II. Émile Zola và chủ nghĩa tự nhiên
Trước Émile Zola, anh em Goncourt đã từng cho ra đời một cuốn tiểu
thuyết tự nhiên chủ nghĩa, tuy nhiên người ta vẫn coi Émile Zola là người
sáng lập và thủ lĩnh của trường phái tự nhiên chủ nghĩa ở nước Pháp. Chủ
nghĩa tự nhiên xuất hiện trong những điều kiện lịch sử đặc biệt của nước
Pháp. Một mặt, đó là sự thất bại của phong trào cách mạng của giai cấp
công nhân Pháp kể yừ những ngày tháng Sáu đẫm máu 1848 đưa đến sự
thiết lập nền Đế chính thứ hai tối phản động và kết thúc bằng cuộc thất bại
thảm hại của nước Pháp trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ 1870-1871, liền
đó là sự đầu hàng của giai cấp tư sản tàn bạo và cuộc đàn áp tàn bạo của nó
đối với cuộc khởi nghĩa Công xã Paris trong tuần lễ đẫm máu 1871, tất cả
những sự kiện đó làm người ta mất tin tưởng vào những lý thuyết xã hội
chủ nghĩa, khi mà chủ nghĩa tư bản chuyển mình sang giai đoạn tột cùng
của nó là chủ nghĩa đế quốc. Mặc khác, đó là sự phát triển mãnh liệt của
khoa học tự nhiên, đặc biệt là của sinh vật học và sinh lý học, trên cơ sớ đó
xuất hiện chủ nghĩa thực chúng của Auguste Comte, học thuyết về di
truyền và đào thải tự nhiên của Darwin, tất cả tạo nên khuynh hướng coi
trọng những yếu tố sinh vật, yếu tố di truyền và coi nhẹ những yếu tố xã
hội trong sự hình thành tâm lý con người. Chính trong hoàn cảnh đó, chủ
nghĩa hiện thực phê phán trong văn học đã đi vào con đường suy thoái kể