đấu tranh sôi sục của công nhân mỏ được vẻ lên trong Germinal, cuộc đấu
tranh của những nhân viên bán hàng bị chìm đắm trong bóng của một thứ
chủ nghĩa tư bản gia trưởng, nó dễ dàng gắn bó với chủ nghĩa xã hội không
tưởng. Hơn thế nữa, ở đây cái lý tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng tự
phát nảy sinh ở một cô gái, tuy đã từng trải qua cảnh đau khổ của một nhân
viên bán hàng, nhưng lại yêu ông giảm đốc hiệu buôn.
Đến như câu chuyện tình yêu ấy, nó có hơi hướng quyết định luận sinh lý
quen thuộc của một Zola tự nhiên chủ nghĩa.
Ngay việc Zola cho cuốn tiểu thuyết của ông cái phụ đề Eros 1883 [5]
cũng nói lên điều đó. Và, mới tình ám ảnh riết róng giữa Mouret và Denise
quả là có cái gì như một định mệnh khe khắt. Nhưng, có điều là ở đây
Émile Zola lại gắn cho cô gái rất mực đáng yêu đó cái chủ nghĩa nhân đạo
trừu tượng, cái chủ nghĩa xã hội không tưởng của ông:
“Phải chăng là nhân đạo, phải chăng là công bằng khi mà bao nhiêu sinh
mạng hàng năm bị tiêu phí kinh khủng ở các cửa hàng lớn. Và cô (Denise)
biện hộ cho lợi ích cơ cấu cỗ máy không vì những lý do tình cảm, mà vì
những lý do thuộc về chính lợi ích của các ông chủ (...) Đôi khi, cô cao
hứng, cô nhìn thấy hiệu bách hóa to lớn lý tưởng, tổ chức thương nghiệp
tập thể (phalanstère du mégoce) ở đó mỗi người có phần lãi đúng đắn của
mình, tùy theo cống hiến, chắc chắn cho ngày mai, do một hợp đồng bảo
đảm”.
Và, điều oái oăm, cô nhân viên bán hàng bình thường ấy trở thành một
“quân sư”, hơn thế, một người chỉ đạo tinh thần với ý định chủ động biến
ông giám đốc hiệu buôn thành “con người tốt”! Hơn thế, oái oăm hơn, rắc
rối hơn là chính bản thân Mouret, rất mực xinh trai và lịch sự, hấp dẫn đối
với phụ nữ, mưu mô khai thác cái nhược điểm ưa mua sắm, ăn diện của phụ
nữ để làm giàu, lại bị chính ngay cô gái bình thường ấy chiếm lĩnh tâm hồn,
như một sự trả miếng chua cay! Và cuốn tiểu thuyết có phần thấm đượm