hãnh diện, tình nguyện nhận việc, đi làm sớm, ở lại trễ.
Phương thức 2: Chỉ giáo đôi điều
Nếu bạn làm cho ai đó nghĩ bụng “Chà, mình chẳng bao giờ nghĩ ra điều đó”, thì bạn
đã đi đúng hướng. Bạn được lợi cả hai đường, vừa trở nên khác biệt lại vừa là người
mang lại thêm giá trị. Chưa có ai khác làm cho họ suy nghĩ như vậy, cho nên bạn đã
mang lại điều mới mẻ cho họ.
Tôi kể lại một ví dụ. Vài năm trước, tôi được mời đến thăm một công ty bán lẻ cỡ lớn
để giúp làm cho nhân viên của họ tăng mức độ gắn bó với công việc. Trước khi đi, tôi
đã dò hỏi và tìm ra một người đã từng làm việc ở đó. Tôi hỏi cô ta nghĩ gì về độ gắn
bó ở đó và nguyên nhân. Cô ta kể cho tôi nghe và sau đó giới thiệu tôi với một số đồng
nghiệp cũ vốn rất thành thực. Những cuộc trao đổi đã giúp tôi khám phá ra rằng:
Các sếp ở đó không giao tiếp với nhân viên.
Điều này có nghĩa là không có đủ thông tin lan truyền trong doanh nghiệp.
Điều này khiến cho mọi người ở đó nghĩ rằng “thông tin là quyền lực”.
Đây là lý do khiến cho họ không chia sẻ thông tin có được.
Điều này khiến cho tất cả các dòng thông tin thông thường – theo hàng dọc của
cấp bậc và theo hàng ngang giữa các bộ phận – không luân chuyển được.
Tất cả những điều này là nguyên do chính khiến nhân viên kém gắn bó.
Khi gặp vị tổng giám đốc lần đầu tiên, tôi đã chia sẻ những gì mình tìm hiểu được và
yêu cầu họ xác nhận tình hình nội bộ. Hóa ra đúng là như vậy. Và cũng hóa ra là họ đã
không ngờ, họ vui mừng vì tôi đã nói cho họ biết. Chưa có ai khác nói như vậy.
Phương thức 3: Kể chuyện thành quả
Kể lại một thành quả công việc đã đạt được sẽ khiến bạn trở nên khác biệt. Dù gì thì
cũng không một ai khác ngoài bạn có thể kể lại chuyện đó, vì chính bạn là người đã
thực hiện.
Nhưng quan trọng nhất là phải làm sao cho câu chuyện thể hiện được sự liên quan đến
người mà bạn muốn gây ấn tượng. Điều này sẽ khiến họ có cảm giác bạn là người duy
nhất phù hợp để giúp họ, chứ không phải bạn đang khoe tài.