Đôi khi, người nắm quyền quyết định là một nhân vật rất rõ ràng. Nếu không thì bạn
sẽ phải tìm hiểu bằng các câu hỏi sau:
– Ai là người ra quyết định tối cao?
– Dự án này của ai?
– Ai là người chịu trách nhiệm đảm bảo dự án sẽ thành công?
– Ai là người nắm ngân sách?
– Tiến trình phê duyệt ra sao?
– Cuối cùng chúng ta còn phải tham vấn ý kiến của ai nữa?
Thế rồi, cũng giống như thời niên thiếu, một khi đã xác định được đối tượng, chúng ta
đến nói chuyện thẳng với người đó, chứ không thông qua một ai khác.
BƯỚC 2 - TÌM CÁCH GẶP HỌ
Tiếp cận người có quyền quyết định không khó. Chẳng hạn, nếu bạn đã biết người đó
rồi thì cứ gọi điện.
Nếu không biết người đó, nhưng cảm thấy có thể chủ động tiếp cận họ (hoặc trợ lý của
họ) thì hãy trình bày đại loại như:
“Chào chị, tôi là X, tôi đang tham gia dự án X. Tôi rất muốn đảm bảo dự án hoàn
toàn thành công, nên tôi cần nắm rõ mục tiêu và những ưu tiên của chị. Liệu lúc nào
thì tiện cho chị, để chúng ta trao đổi công việc?”
Lời lẽ nêu trên nghe đã ổn thỏa, nhưng nếu hiện tại bạn đang nói chuyện với một
người trung gian thì sao? Trong trường hợp đó, việc qua mặt họ để gặp trực tiếp người
có quyền quyết định có thể làm phật lòng người trung gian (“Tại sao anh lại qua mặt
tôi?”) và/hoặc cả người nắm quyền quyết định (“Tại sao anh lại gặp tôi? Chuyện này
người trung gian lo mà”).
Trong tình huống này, thường tốt nhất ta hãy làm việc với người trung gian chứ đừng
qua mặt họ. Theo hướng này, ta phải nhấn mạnh với người trung gian các lợi ích khi ta
tiếp cận được với người nắm quyền quyết định. Chẳng hạn: