Nhưng những câu hỏi tiếp theo của tôi luôn hướng đến mục tiêu xác lập các yếu tố tiêu
cực – liên quan đến thất bại và rủi ro. Lần này thì họ thường đáp rằng: “Câu hỏi hay
đấy. Tôi chưa từng nghĩ về chuyện đó”.
Nhưng đây là bước quan trọng. Chẳng hạn, khi hỏi như vậy tôi đã xác định các thông
tin như:
Vị thành viên Hội đồng quản trị nhận ra bài thuyết trình của mình về kế hoạch
mới của năm sẽ làm nản lòng nhân viên vốn đã quá tải với công việc.
Công ty nhận ra thành công hay thất bại của kế hoạch mới phụ thuộc vào mức độ
tích cực của đội ngũ quản lý trong việc thay đổi và giám sát sự thay đổi cung
cách làm việc. Nhưng kế hoạch đưa ra không quan tâm đến đội ngũ quản lý này.
Công ty đa quốc gia nhận ra việc triển khai dịch vụ mới sẽ gây phản tác dụng với
đội ngũ bán hàng, đến mức họ sẽ không muốn bán hàng nữa.
Một khi đã xác định được các vấn đề tiềm tàng, hãy chủ động giải quyết.
Điều oái ăm nằm ở chỗ, khi mọi việc diễn ra suôn sẻ, chẳng ai ngợi khen bạn vì đã dự
phòng các rủi ro. Chẳng ai xem đó là một vấn đề.
Nhưng bù lại, tôi phát hiện ra hầu hết mọi người đều thích có phương án dự phòng.
Hiệu ứng tuyết lăn: Để tránh những kết cục xấu có thể né tránh
Khi lên kế hoạch, bên cạnh việc chú tâm vào các yếu tố tích cực, hãy nhớ đặt ra những
câu hỏi về tình huống xấu – “Liệu sẽ có gì trục trặc, và làm thế nào ngăn những
chuyện đó?”
Và hãy chủ động truyền đạt để giảm thiểu nguy cơ và mức độ nghiêm trọng.