do đó con người dần dần trở nên ít khát máu hơn, ít hiếu chiến hơn.
Buckle đã tới được kết luận này một cách hết sức lôgích, tôi tin thế.
Nhưng con người say mê những hệ thống, những diễn dịch lôgích
trừu tượng đến nỗi hắn sẵn sàng cố tình làm sai hẳn sự thật đi, sẵn
sàng nhắm mắt bịt tai trước sự thật, chỉ để biện minh cho lôgích của
mình.
Sở dĩ tôi lấy thí dụ này bởi nó là một thí dụ quá rõ ràng. Hãy thử
nhìn chung quanh quý vị thì rõ! Máu chảy từng suối, mà chảy vui vẻ
là khác, cứ như là rượu sâmbanh. Đó là toàn bộ cái thể kỉ XIX này
của chúng ta, trong đó có Buckle! Đó là Napoléon - vừa vĩ đại, vừa là
của ngày nay! Đó là Bắc Mĩ, một liên bang vĩnh cửu! Và cuối cùng,
đó là chân dung khôi hài của Schleswig Holstein
! Vậy văn minh làm
ta dịu dàng ở chỗ nào? Văn minh chỉ làm phát triển nơi ta cái đa tạp
của cảm giác mà thôi… Ngoài ra không có gì khác. Và nhờ sự phát
triển cái đa tạp đó, có thể rồi đây con người sẽ tìm được một khoái
lạc nào đó trong việc đổ máu cũng nên. Vả lại sự này cũng đã xảy ra
rồi.
Quý vị có để ý rằng những kẻ khát máu tinh tế nhất bao giờ cũng
là những vị văn minh nhất, và so với họ thì những A ia,
những
Sténka Razin
sẽ chẳng thấm vào đâu. Sở dĩ những vị đó không
được để ý đến mấy là bởi họ quá nhiều và ta đã quen đi rồi. Nhưng
dù sao nếu văn minh không làm cho con người khát máu hơn, thì
chắc chắn nó cũng làm cho khát máu một cách khốn nạn hơn, hèn hạ
hơn. Ngày xưa con người cho rằng mình có quyền làm đổ máu, và
hắn thủ tiêu - mà lương tâm vẫn yên ổn - bất cứ ai hắn xét là đáng
chết. Còn ngày nay, mặc dù vẫn cho rằng đổ máu là một hành động
xấu, người ta vẫn giết người như thường, thậm chí còn giết thường
xuyên hơn ngày xưa. Cái đó có tệ hơn không? Xin quý vị tự phán xét
lấy. Người ta nói rằng Cléopatre (xin lỗi đã lấy thí dụ này trong sử
La Mã) giải trí bằng cách lấy kim đâm vào vú bọn nô lệ của bà và khi
thấy chúng la thét lên và quằn quại thì lấy làm thích chí lắm. Quý vị
chắc sẽ bảo rằng chuyện đó xảy ra trong một thời kì tương đối còn