- Ngài biết nhiều nhà văn từ lúc sinh thời đã cho xuất bản những cuốn
tiểuthuyết dở dang sao?
- Tôi không biết ai như thế cả. Dĩ nhiên là tôi láu cá hơn những kẻ
khác:ngay từ lúc sinh thời tôi đã nhận những danh vọng mà hạng nhà văn
tầm thườngchỉ sau khi chết đi mới có được. Xuất phát từ một nhà văn có
triển vọng, mộtcuốn tiểu thuyết dở dang được xem như là sự vụng về, như
tuổi trẻ còn nông nổibồng bột; nhưng từ một nhà văn vĩ đại mà danh tiếng
đã được thừa nhận, một cuốntiểu thuyết bỏ dở giữa chừng lại là tột đỉnh của
sự khéo léo. Nó trông rất cóvẻ "thiên tài giữa đường đứt gánh", "cơn bồn
chồn của người khổng lồ", "nỗithán phục trước điều khó diễn đạt", "cách
nhìn nhận theo kiểu Mallarmé về cuốnsách kế tiếp" - vắn tắt lại là nó làm
lợi.
- Ngài Tach ạ, tôi cho là ngài đã không hiểu đúng câu hỏi của tôi.
Tôikhông hỏi tại sao ngài lại để lại một cuốn tiểu thuyết dởdang, mà tại sao
ngài lại bỏ dở chính cuốn tiểu thuyết ấy.
- Thế nào nhỉ, đang viết nửa chừng, tôi chợt nhận ra rằng tôi chưa bao
giờthai nghén cuốn tiểu thuyết dở dang cần thiết cho danh tiếng của mình,
tôi nhìnxuống tập bản thảo và tôi đã nghĩ: "Tại sao không phải cuốn này
nhỉ?" Thế làtôi buông bút và không viết thêm vào đó một dòng nào nữa.
- Đừng mong tôi tin lời ngài.
- Tại sao lại không nhỉ?
- Ngài nói: "Tôi buông bút vàkhông viết thêm vào đó một dòng nào nữa."
Trong khi lẽ ra ngài nên nói: "Tôibuông bút và không bao giờ viết thêm một
dòng nào nữa." Không phải rất lạ lùngsao, tiếp sau cuốn tiểu thuyết dở dang
trứ danh này, ngài không bao giờ muốnviết nữa, chính ngài, người đã từng
ngày nào cũng viết liên tục trong suốt bamươi sáu năm?
- Một ngày nào đó hẳn tôi cũngnên ngừng viết chứ.