Ai hay ý vị chứa đầy ở trong.
Nguồn gốc truyện Thạch Đầu ký đã nói rõ rồi, bây giờ xem trên mặt hòn đá, chép những
việc gì?
Trên mặt hòn đá chép: khi ấy đất thủng về phía đông nam,
phía ấy là đất Cô Tô, có
thành Xương Môn là chỗ ở của các nhà phú quý phong lưu vào bực bậc nhất nhì trên đời.
Ngoài cửa Xương Môn có đất Thập Lý, trong phố có ngõ Nhân Thanh, trong ngõ có tòa
miếu cổ, vì địa thế chật hẹp, người ta đều gọi là “miếu Hồ Lô”. Cạnh miếu có một nhà
hương hoạn
họ Chân tên Phí, tên chữ là Sĩ Ẩn, vợ họ Phong tính tình hiền hậu, hiểu biết
lễ nghĩa. Nhà này không giàu sang lắm, nhưng người ở trong vùng vẫn cho là một họ có
danh vọng, Chân Sĩ Ẩn tính tình điềm đạm, không thích công danh, hàng ngày chỉ lấy
ngắm hoa, trồng cúc, uống rượu ngâm thơ làm vui; nhưng hiềm một nỗi là tuổi đã năm
mươi mà chưa có con trai, chỉ có mỗi một mụn gái tên là Anh Liên mới lên ba tuổi.
Một hôm giữa lúc mùa hạ ngày dài, Sĩ Ẩn ngồi rỗi trong thư phòng, mỏi tay buông sách,
ngủ gục xuống ghế. Trong khi mơ màng, thấy mình đi đến một chỗ không biết địa
phương nào. Chợt gặp một nhà sư, một đạo sĩ, vừa đi vừa nói chuyện.
Đạo sĩ hỏi:
Ông mang vật xuẩn ngốc ấy đi đâu? Nhà sư cười:
Ông cứ yên tâm. Hiện giờ có một cái án phong lưu cần phải chấm dứt. Nhân dịp có một
bọn oan gia phong lưu sắp sửa đầu thai xuống trần, tôi bỏ nó vào đây để nó hóa kiếp làm
người.
Thế ra sẽ có bọn oan gia phong lưu đổi kiếp xuống trần. Nhưng không biết xuống đâu?
Việc này nói ra thì buồn cười lắm. Thật là câu chuyện nghìn xưa ít thấy. Chỉ vì bên bờ
sông Linh Bà ở Tây phương, bên cạnh hòn đá Tam Sinh
có một cây Giáng Châu được
Thần Anh
làm chức chầu chực ở cung Xích Hà ngày ngày lấy nước cam lộ tưới bón cho
nó mới tươi tốt sống lâu. Đã hấp thụ tinh hoa của trời đất, lại được nước cam lộ chăm
bón, cây Giáng Châu thoát được hình cây, hóa thành hình người, tu luyện thành người
con gái, suốt ngày rong chơi ngoài cõi trời Ly Hận
đói thì ăn quả “Mật Thanh”
khát thì
uống nước bể “Quán Sầu
”. Chỉ vì chưa trả được ơn bón tưới, cho nên trong lòng nó vẫn
mắc míu, khi nào cũng cảm thấy như còn vương một mối tình gì đây. Gần đây, Thần Anh
bị lửa trần rực cháy trong lòng, nhân gặp trời đất thái bình thịnh vượng muốn xuống cõi
trần để qua kiếp “ảo duyên”, nên đã đến trước mặt vị tiên Cảnh Ảo ghi sổ. Cảnh Ảo liền
hỏi đến mối tình bón tưới, biết chưa trả xong, muốn nhân đó để kết liễu câu chuyện.
Nàng Giáng Châu nói: “Chàng ra ơn mưa móc mà ta không có nước để trả lại. Chàng đã
xuống trần làm người, ta cũng phải đi theo. Ta lấy hết nước mắt của đời ta để trả lại
chàng, như thế mới trang trải xong!” Vì thế dẫn ra bao nhiêu oan gia phong lưu đều phải
xuống trần, để kết liễu án đó.
Việc này lạ thật! Xưa nay chưa từng nghe thấy chuyện trả nợ bằng nước mắt bao giờ.
Nghĩ lại chuyện này thật phiền phức, tế nhị hơn các chuyện trăng gió trước kia nhiều.
Xưa nay những nhân vật phong lưu chẳng qua chỉ để lại một chút gì rất ít với một số thơ
từ mà thôi. Còn những chuyện ăn uống trong gia đình, trong khuê các thì không bao giờ
ghi chép đầy đủ; hơn nữa, những chuyện gió trăng, phần nhiều chỉ là “trộm hương cắp