20 -Proletariat (vô sản – ND): do tiếng Latin Proletarii mà ra. Trong cuộc
điều tra dân số của Servius Tullius (vua thứ sáu của thành La Mã –
ND), tiếng Proletarii dùng để chỉ những người ngoài việc nuôi con cái
(proles) ra, không được một lợi ích gì khác cho Nhà nước. Nói một
cách khác, họ là những người không đáng kể hoặc là về mặt tài sản,
hoặc là về mặt địa vị, hoặc là về mặt tài năng đặc biệt.
21- Ông ứng cử ghế thống đốc bang California trong cuộc tuyển cử mùa
thu năm 1906, đứng ở danh sách của Đảng Xã hội. Ông nguyên là
người Anh, đã viết nhiều sách về kinh tế chính trị học và triết học và là
một lãnh tụ của Đảng Xã hội thời đó.
22 -Trong lịch sử không có trang nào ghê tởm bằng sự đối đãi với lớp đàn
bà và trẻ em làm nô lệ trong các xưởng máy của nước Anh vào nửa thứ
hai của thế kỷ 18. Có nhiều kẻ nhờ những cái địa ngục công nghiệp
như thế, đã làm giàu ghê gớm và trở thành hiển hách.
23- Kể ra Everhard có thể tìm được ví dụ rõ ràng hơn để minh hoạ cho lời
mình nói. Đó là việc giáo hội miền Nam công khai bênh vực chế độ nô
lệ hồi trước Chiến tranh Nam Bắc ở Hoa Kỳ. Ở đây chúng tôi nêu
nhiều ví dụ dụ tương tự từ những tài liệu thời đó. Năm 1835, Đại hội
đồng của giáo hội Trưởng lão quyết nghị: “Chế độ nô lệ được cả Kinh
cũ lẫn Kinh mới thừa nhận và không bị Chúa lên án”. Hội những giáo
sĩ chủ trương chỉ rửa tội cho những người trưởng thành ở thành
Charleston cũng năm 1835 đã tuyên bố: “Quyền của chủ sử dụng thời
gian của nô lệ đã được Đấng chí cao tạo ra muôn loài công nhận rõ
ràng. Chắc chắn là Người có thể tuỳ tiện trao quyền sở hữu về bất cứ
một vật gì cho bất cứ ai”. Đức cha E. D. Simon, tiến sĩ thần học, giáo
sư Học viện Giám lý hội Randolph ở Virginia viết: “Những đoạn trích
trong Thánh thư công nhận một cách không úp mở quyền sở hữu nô lệ
và những quyền khác có liên quan. Quyền mua và bán nô lệ đã được
quy định rõ ràng. Xét theo mọi lẽ, dù là tra cứu chính sách Do Thái do
chính tay đức Chúa đặt ra, hay dư luận và thực hành nhất loạt của
nhân loại qua tất cả các thời đại, hay những lời dạy trong Kinh mới và
trong phép luân lý, ta đều phải rút ra kết luận rằng chế độ nô lệ không
có gì trái với đạo đức. Sau khi đã xác định một điểm là bầy nô lệ Phi