để học suốt ngày, có khi suốt đêm, nhất định thi vô đại học. Khi nào mệt
quá ông gục đầu trên bàn học để ngủ, rồi tỉnh dậy học tiếp cho tới sáng, làm
cho láng giềng phải ngạc nhiên sao nhà ông để đèn suốt thâu đêm. Vừa học
vừa viết truyện đăng báo của trường, thành thử ông vốn vạm vỡ mà sau
mấy tháng, da tái mét, mắt thâm quầng, sức mạnh sút trông thấy. Nhất là
ông vừa học vừa hoạt động cho đảng Xã hội mà ông mới gia nhập, tổ chức
các mít tinh, diễn thuyết trước công chúng. Báo chí mạt sát ông, cảnh sát
mấy lần bắt ông và hiệu trưởng trường trung học ghét ông. Gần cuối năm
đó, Jack Lonlon lại phải đi làm kiếm thêm tiền chi tiêu, hoặc gát cổng, hoặc
chuì rửa nhà cửa. Ông thấy tương lai còn xa lắc: hai năm trung học rồi bốn
năm đại học cộng là sáu năm, mà tuổi đã 20 mươi, không thể trông mong ở
sự giúp đỡ của gia đình lâu như vậy được. Ông quyết định học nhảy, bỏ
trường công, xin bà Eliza một số tiền vô học một trường tư để trong bốn
tháng có thể thi vô đại học. Trong năm tuần lễ ông học ngày học đêm rồi
một hôm viên hiệu trưởng trường tư không dám nhận ông nữa, vì ông học
tấn tới quá, sợ hiệu trưởng trường công sẽ ghen và làm khó dễ. Ông bất
bình, không thèm nói năng gì bước ra liền, về nhà học lấy, và thi vào đại
học, đậu [3].
Ở đại học, Jack London muốn chuyên luyện văn chương, không thích
lối dạy của các giáo sư, vì những vị này chỉ chú trọng tới ngữ pháp, không
biết hướng dẫn tài năng của mỗi sinh viên, nên ông phải đọc thêm rất nhiều
và đồng thời tập viết đủ loại: truyện ngắn, thơ, văn trào phúng, tuỳ bút, tiểu
luận…
Lúc đó ông đã có chủ trương rõ rệt là muốn viết văn thì trước hết phải
sống, sống mãnh liệt. Ông bảo một người bạn: “Trong óc anh chưa có gì để
kể lại đâu. Đi nhiều và học trong đời như tôi đã học. Bất kỳ ai cũng có thể
viết đúng ngữ pháp được, nhưng điều cốt yếu là phải biết diễn tả một cái gì
sống (…). Tôi cam đoan với anh rằng tôi không khi nào thiếu đề tài để viết
(…). Những cảnh đời ta đã trải, dù ghê gớm đến đâu cũng có cái đẹp của
nó”. Rồi ông nói thêm, giọng áo não: “Tuy vậy, tôi không cầu cho con tôi
tập vào đời một cách khổ cực như tôi”.
Quan niệm đó đúng, nhưng ông lại chưa luyện được một lối hành văn
mà lại khinh thường ngữ pháp, nên các bài ông viết không báo nào chịu