JACK LONDON TUYỂN TẬP - Trang 1653

Victor Hugo, Balzac và nhiều văn hào khác nữa khắp thế giới tất nhận

lời đó là đúng. Không thể tuỳ hứng được, không thể cho cái hứng sai khiến
được, phải sai khiến nó. Dù không viết cũng ngồi vào bàn, rồi bắt nó tới.
Jack London ghét cái đời công chức, nhưng ông viết văn đều đều như một
công chức. Đó là một bí quyết thành công của ông. Ít lâu sau, viết đã quen,
ông viết tăng lên mỗi ngày ngàn rưỡi, có ngày hai ngàn tiếng. Và mỗi ngày
phải sửa từ 16 đến 46 trang ấn cảo nữa. Tôi tính ra mỗi giờ sửa nhiều lắm
15 trang ấn cảo. Như vậy mỗi ngày ông phải làm việc một ngày bao nhiêu
giờ để xong hai công việc đó. Viết văn đâu phải là việc nhẹ nhàng như việc
cạo giấy; mà lại làm đều đều như vậy hàng chục năm. Đáng kính chưa?
Trách chi con người vạm vỡ như vậy mà mới bốn mươi bốn tuổi đã lìa đời!
Có ai đọc tiểu thuyết của London mà thương khóc London không?

Danh ông đã có mà tiền cũng bắt đầu vô; trước kia hai ngàn tiếng,

người ta trả ông 25 đô la, bây giờ một ngàn tiếng ông được lãnh 20 đô la.
Ông hoan hỉ, viết thư cho bạn: “càng có nhiều tiền tôi càng sống mãnh liệt”.

Bây giờ ông mới nghĩ tới việc lập gia đình. Ông cưới cô Elizabeth

Maddern một cách chớp nhoáng, quyết định trong một hai ngày, rồi chịu
khổ trong năm năm. Vì tánh tình hai người không hợp nhau.

Cưới xong ít lâu, ông qua Anh để điều tra chiến tranh giữa nước Anh

và dân Boers ở Nam Phi, và viết phóng sự về đời sống tối tăm, cực khổ của
dân nghèo ở London. Ông ăn ngủ với hạng bần dân có trong khu vực East
End mà ông gọi là địa ngục trần gian.

Ở Anh ông qua chơi Pháp, Đức, Ý. Rồi trở về Mỹ viết ba cuốn làm cho

giới văn nghệ ngạc nhiên: Những đứa con của miền băng giá (Les enfants
de la terre glacée), Cuộc tuần du của chiếc Dazzles (La croisière du
Dazzles), và Cô con gái của xứ tuyết (La fille de neiges). Báo chí ca tụng
ông là Kippling của Mỹ.

Ít lâu sau, cuốn Tiếng gọi của rừng [4] – tác phẩm có giá trị nhất của

ông – ra mắt độc giả. Nhưng ông chỉ lãnh được có hai ngàn đô la, mà nhà
xuất bản chắc lời gấp trăm số đó vì tác phẩm được dịch ra hai chục thứ
tiếng và đã bán được hai triệu cuốn.

Năm 1904, tình hình giữa Nga và Nhựt căng thẳng, tờ San Francisco

Examiner biết trước thế nào cũng có chiến tranh, yêu cầu Jack London qua

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.