[51]
William Ernest Henley (1819-1900), một nhà thơ Anh, bị bạo bệnh mà
chết. Tác phẩm nổi tiếng của ông là tập “Những cảnh trong bệnh viện”
(Hospital Sketchers).
CHƯƠNG 12
Một buổi chiều, vào lúc chạng vạng, Martin đang ngồi vật lộn với một
bài “xonê”
[52]
, cố gắng nhưng không sao diễn tả hết được cái đẹp và tư
tưởng đang lướt qua trí óc gã trong ánh hào quang và màn sương mờ thì có
tiếng gọi gã ra nghe điện thoại:
“Có tiếng một tiểu thư gọi, tiếng một tiểu thư mỹ miều đấy.” Lão
Higghinbotham lớn tiếng gọi, giọng giễu cợt.
Martin đến chỗ máy điện thoại ở góc phòng. Gã thấy người nóng ran
lên khi nghe giọng nói của Ruth. Trong lúc phải vật lộn với bài thơ, gã đã
quên mất nàng, và bây giờ nghe tiếng nói của của nàng, tình yêu của gã đối
với nàng như giáng cho gã một đòn bất ngờ. Một tiếng nói như thế – êm ái,
dịu dàng, nghe như tiếng nhạc nhè nhẹ vẳng lên từ nơi xa xăm, hay đúng
hơn, như tiếng chuông bạc, một giọng nói hoàn toàn trong như pha lê.
Không một người đàn bà nào có tiếng nói như thế. Có một cái gì thần tiên
trong đó vọng đến từ những thế giới khác. Gã hầu như không nghe thấy
Ruth nói gì, gã sung sướng quá; tuy gã cố giấu nỗi xúc động, không để lộ ra
nét mặt, vì gã biết đôi mắt mèo ranh mãnh của Higghinbotham vẫn chằm
chằm nhìn gã.
Ruth cũng không nói gì nhiều – chỉ nói là Norman định đưa nàng đi
nghe nói chuyện đêm nay, nhưng anh ta bị nhức đầu, nàng rất thất vọng,
nàng đã có vé rồi, nếu gã không bận việc gì khác, thì có thể vui lòng đưa
nàng đi được không?
Đi được không? Gã cố nén sự sôi nổi trong giọng nói. Thật là một điều
hết sức ngạc nhiên. Gã đã thường gặp nàng ở nhà riêng của nàng. Gã không
bao giờ dám mời nàng đi đâu cùng gã. Thật là vô lý, khi hãy còn đứng ở
máy điện thoại, nói chuyện với nàng, gã cảm thấy một niềm ao ước mãnh
liệt là được chết cho nàng, và những hình ảnh hy sinh anh hùng thành hình
và tan biến đi trong đầu óc đang quay cuồng của gã. Gã yêu nàng quá, say
mê quá, vô vọng quá. Trong giây phút sung sướng đến điên cuồng ấy, thế
mà nàng sẽ cùng đi với gã, cùng đi nghe nói chuyện với gã – với gã, Martin