JACK LONDON TUYỂN TẬP - Trang 737

với chủ nghĩa xã hội

[124]

. Trong ngôn ngữ Anh cũng như trong bất kỳ một

ngôn ngữ nào đều không đủ từ để có thể làm cho họ hiểu thái độ và hành vi
của gã. Quan niệm cao nhất của họ coi hành vi đứng đắn trong trường hợp
của gã, là tìm một công việc. Đó là tiếng nói đầu tiên và cũng là cuối cùng
của họ. Đó là toàn bộ từ vựng tư tuởng của họ. Kiếm một việc làm! Đi làm!
Thương thay! Những kẻ nô lệ ngu xuẩn, gã nghĩ như vậy, trong khi chị gã
nói. Không còn lạ lùng gì nữa, thế giới thuộc về kẻ mạnh. Những kẻ nô lệ
bị ám ảnh bởi cái thân phận nô lệ của chính họ. Công việc đối với họ là một
thần tượng bằng vàng mà họ sẽ quỳ xuống và tôn thờ.

Gã lại lắc đầu khi chị Gertrude đưa cho gã tiền, tuy gã biết rằng trong

ngày hôm nay gã lại phải bước chân tới một hiệu cầm đồ.

“Bây giờ em đừng tới gần anh Bernard,” chị gã căn dặn. “Nếu em có

muốn đến để ở vài tháng nữa, đợi anh ấy nguôi đi; lúc ấy em có thể đến lái
xe giao hàng cho anh ấy. Còn bất cứ lúc nào cần đến chị, em cứ gọi, chị sẽ
tới ngay. Đừng quên điều đó, em nhé!”

Chị vừa bước đi vừa nức nở khóc thành tiếng; gã thấy một nỗi buồn

đau nhói xuyên qua người khi nhìn thân hình nặng nề, dáng đi xiêu vẹo của
chị. Nhìn chị bước đi, cái cơ sở lý luận triết học Nietzsche hình như lung
lay, xiêu vẹo. Cái giai cấp nô lệ trừu tượng chung chung thì được, không hề
gì, nhưng một khi nó cụ thể trong gia đình gã thì không phải là chuyện hoàn
toàn thỏa mãn lắm. Thật vậy, nếu có một người nô lệ nào bị kẻ mạnh chà
đạp, thì người nô lệ đó chính là chị Gertrude của gã. Gã cười lên man rợ vì
cái điều ngược đời ấy. Một tín đồ của Nietzsche xuất sắc như gã, mà lại để
cho quan niệm lý tính của mình bị dao động vì một chút tình cảm, một phút
xúc động đầu tiên vương vấn trong đầu – ôi, mà lại bị dao động bởi chính
cái quan niệm đạo đức nô lệ, vì đó thực sự là tình thương của gã đối với chị.
Những người cao quý chân chính là những người vượt lên trên được tình
thương và lòng trắc ẩn. Tình thương và lòng trắc ẩn phát sinh ra trong
những hầm ở dưới đất nhốt những người nô lệ, nó không hơn những nỗi đau
khổ, những giọt mồ hôi của đám đông những kẻ khốn khổ, yếu hèn.

--------------

[124]

Chỗ này, ý tác giả muốn nói Martin là tín đồ của triết học siêu nhân của

Nietzsche, không tin vào lực lượng của quần chúng, lúc nào cũng nghĩ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.