Saint Hilaire ngắm cô với vẻ rất quan tâm đến vấn đề này. Cô nói tiếp:
— Người ta kể lại rằng Stendhal
, khi thăm thành phố Florence, đã bị
khó ở sau khi thăm nhà thờ Santa Croce. Sự đột quỵ của ông được giải
thích là do tác động vô cùng lớn của một cảm xúc không kiểm soát nổi
trong lúc ngắm vẻ đẹp tinh tế nhạy cảm ấy. Kể từ đó, rất nhiều bác sĩ tâm
thần đã thừa nhận sự tồn tại của chứng bệnh này và đã gọi đó là hội chứng
Stendhal.
— Theo những gì cô kể, thì tôi chắc chắn đang trong tình trạng nguy
hiểm rồi! – Anh đùa, tuy vậy cũng không coi lời chẩn đoán này làm trọng –
Nhưng những triệu chứng của một cơn bấn loạn như vậy là gì? – Anh hỏi
để thỏa trí tò mò của mình.
— Ờ thì! Những nghiên cứu trên những bệnh nhân mắc phải bệnh lý này
được tiến hành chẩn đoán trong những khoảng thời gian hoảng loạn, trầm
cảm hay sảng khoái, khi họ thấy sợ chết hay trở nên điên loạn. Về chủ đề
này, tôi đã đọc một bài báo, trong đó đã nêu rõ những người dễ bị tổn
thương nhất trong lĩnh vực này thường ở lứa tuổi thập tam và sống độc
thân.
— Cô đang đùa đấy à?
— Không, không hề đâu! – Người phụ nữ trẻ đáp lại với vẻ chân thành,
cùng lúc điện thoại của cô gióng giả reo… – Tôi xin lỗi…
Trong lúc người đẹp bận rộn kể lại chi tiết buổi an táng bà của mình, thì
Saint Hilaire chợt nhớ rằng mình cũng đã nhận được một tin nhắn trong lúc
đang chạy như một thằng điên trên tiền sảnh nhà ga. Anh lôi điện thoại ra
và tra bảng tin nhắn: tin nhắn của Caramany: “Đội I.G.S. đang có mặt ở sở
của ta, tôi bị kết tội hiếp dâm, xin trợ giúp. Tôi vô tội”.
Saint Hilaire ngồi bật thẳng người dậy. Người phụ nữ trẻ nhận thấy
người khách đồng hành cùng mình tối nay đang tái mặt đi, nhưng cô vẫn
không giảm tốc cuộc nói chuyện. Chánh thanh tra cảnh sát suy nghĩ vài
giây trước những gì có thể làm, để mặc ánh mắt mình thất lạc trên hình thể
hài hòa của Monica Scalzo. Anh bắt đầu bằng việc gửi một tin nhắn hồi đáp