lạc hay trung gian giữa người cai trị và dân chúng, hay giữa người cai trị và
Hội đồng Tối cao, hoặc nếu cần thiết, giữa cả hai bên cùng lúc.
Cơ chế này, mà tôi gọi là Pháp chế Nghị viện, là cơ quan bảo vệ luật pháp
và quyền lập pháp. Có lúc, cơ chế này che chở Hội đồng Tối cao đối với
[sức ép của] chính quyền giống như các bảo dân quan của dân chúng ở La
Mã; có lúc nó ủng hộ chính quyền chống lại [sức ép của] dân chúng như
Hội Đồng Thập Viên hiện nay ở Venice; và đôi khi để giữ cân bằng giữa
đôi bên như các Pháp Quan Ephore ở Sparta.
Pháp chế Nghị viện không phải là thành phần cấu tạo nên quốc gia và
không nên tham dự vào quyền lập pháp hay hành pháp; nhưng chính vì
không dính dáng đến hai ngành đó mà quyền hành của nó lại lớn hơn. Vì
dù nó không có quyền lập pháp hay thi hành luật pháp, nó có thể ngăn cản
mọi việc được thực hiện. Vì là cơ quan bảo vệ luật pháp, cơ cấu đó thiêng
liêng hơn và được trọng vọng hơn người thi hành luật pháp hay Hội đồng
Tối cao – cơ quan làm ra luật pháp. Đấy là điều ta thấy rõ ở La Mã khi giới
quý tộc kiêu hãnh và luôn coi rẻ dân chúng lại bắt buộc phải cúi đầu trước
một viên chức của dân, tuy viên chức này không có một sự bảo hộ hay
quyền pháp lý nào.
Pháp chế Nghị viện, nếu được sử dụng một cách khéo léo, sẽ là điểm tựa
mạnh mẽ nhất mà một Hiến pháp tốt có thể đạt đuợc; nhưng nếu sức mạnh
đó hơi quá một chút, nó có thể lật đổ cả quốc gia. Mặt khác, về bản chất,
Pháp chế Nghị viện không có điểm yếu; và khi đã được thành lập thì nó
cũng có đủ khả năng để hoạt động.
Cơ chế này thoái hóa thành chuyên chế khi thay vì điều hòa thì nó lại tiếm
quyền hành pháp mà lẽ ra nó phải tiết chế. Chừng nào mà Sparta còn giữ
gìn nền đạo đức của mình thì quyền lực bao la của các Pháp Quan Ephore
không có hại gì [đến quốc gia]; nhưng quyền lực đó lại khiến cho sự thối
nát càng xảy ra nhanh hơn khi quốc gia đã bị hủ hóa. Người kế vị Agis đã
trả thù cho ông ta khi ông bị những kẻ bạo ngược giết chết; tội ác và sự