thay mặt cho luật pháp. Nhà lãnh đạo tối cao có quyền làm bất kỳ điều gì
ngoại trừ quyền làm luật.
Phương pháp thứ nhất được Nguyên lão Thượng viện La Mã sử dụng khi,
bằng một thể thức được thần thánh hóa, trao cho các bảo dân quan quyền
gìn giữ an ninh của nền Cộng Hòa. Phương pháp thứ hai được sử dụng khi
một trong hai bảo dân quan bổ nhiệm một nhà độc tài, một tục lệ mà La Mã
du nhập từ Alba.
Trong thời kỳ đầu của nền Cộng Hòa, rất nhiều lần người ta cần đến sự
chuyên chế bởi quốc gia chưa có một nền móng vững chắc để có thể tự bảo
tồn bằng sức mạnh của Hiến pháp của mình. Vì vào thời đó con người còn
rất trọng đạo lý nên các sự phòng ngừa một nhà độc tài có thể lạm dụng
quyền của mình hay muốn kéo dài thời gian cai trị của mình trở nên không
cần thiết. Ngược lại, dường như quyền hành to lớn đó lại trở thành gánh
nặng trên vai người được giao phó, và nhà độc tài [được chỉ định] tìm cách
từ bỏ quyền ấy càng chóng càng tốt, như thể việc đại diện cho luật pháp là
một chức vụ vừa quá rắc rối, vừa quá nguy hiểm.
Vậy thì điều làm tôi chống đối việc sử dụng thiếu thận trọng cái chức vụ tối
cao này không phải là sự nguy hiểm của việc nó bị lạm dụng mà là sự việc
làm hạ giá trị của nó. Bởi chừng nào mà người ta còn sử dụng nó một cách
vô tội vạ trong các cuộc bầu cử, các buổi khánh thành, trong các nghi lễ, thì
ta có thể sợ rằng nó không còn đáng được nể sợ nữa khi cần thiết, và sẽ
quen xem nó như một danh hiệu trống rỗng chỉ được dùng trong những lễ
nghi vô nghĩa.
Vào cuối thời Cộng Hòa, dân La Mã trở nên thận trọng hơn. Thay vì sử
dụng quá rộng rãi nền chuyên chế, thì bây giờ họ lại kiềm chế quá mức việc
sự sử dụng nó. Ta dễ dàng thấy rằng sự lo sợ của họ là vô căn cứ, rằng sự
yếu kém của kinh đô La Mã che chở nó chống lại các quan chức đang sống
trong đó; rằng một nhà độc tài, trong vài trường hợp, có thể bảo vệ tự do
công cộng nhưng không bao giờ có thể làm hại đến nó; và rằng các xiềng