KHẾ ƯỚC XÃ HỘI - Trang 13

Sự nghiệp trước tác của Rousseau khởi đầu năm 1749, khi Hàn lâm Viện
Dijon đặt ra một cuộc thi luận văn với chủ đề: “Sự tiến bộ của văn minh
làm băng hoại hay thăng tiến đạo đức?” Luận văn của Rousseau tuy đoạt
giải thưởng của Hàn lâm Viện Dijon, nhưng cũng tạo cho ông một thế đứng
riêng, tách biệt khỏi giới trí thức – các triết gia – đương thời. Sau đó
Rousseau viết một luận đề khác, cũng dự thi giải thưởng của Hàn lâm Viện
Dijon, với tựa đề “Luận đề về Căn nguyên của sự bất bình đẳng của con
người”. Luận đề này còn giúp Rousseau nổi tiếng hơn nữa.

Cuối thập niên 1750, Rousseau cho ra đời Tiểu thuyết Héloise và tạo nên
một trường phái văn chương mới, tách khỏi trường phái tân-cổ điển đương
thời. Hai năm sau Tiểu thuyết Héloise, Rousseau viết Émile, một trứ tác về
giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng của John Dewey, một triết gia
và nhà giáo dục lừng danh của Hoa Kỳ. Khế ước Xã hội cũng ra đời trong
giai đoạn này, mở đường cho cuộc Cách mạng Pháp và Tuyên ngôn Nhân
quyền Pháp năm 1789.

Học Viện Công Dân
Mùa Xuân 2008

Tài liệu tham khảo

1. Jean-Jacques Rousseau – The Social Contract, bản dịch của Maurice

Cranston, do Penguin Books xuất bản, 1968.

2. The Essential Rousseau, bản dịch của Lowell Bair, do New American

Books xuất bản, 1974.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.