gọi là vương quốc ở bên kia thế giới trở thành một nền chuyên chế hung
bạo nhất trên thế giới.
Tuy nhiên, vì luôn có một người cai trị và có luật pháp dân sự, sự hiện diện
của hai quyền hành và sự xung đột về quyền lực pháp lý làm cho các quốc
gia theo Cơ Đốc giáo không thể có được một chính thể tốt; và con người
không bao giờ tìm ra được lý do chính đáng là mình phải tuân theo nhà cầm
quyền hay vị giáo sĩ.
Hơn nữa nhiều dân tộc, ngay cả ở Âu châu hay các nước láng giềng, đã
không thành công trong việc gìn giữ hay tái lập hệ thống cũ: Nhưng tinh
thần Cơ Đốc giáo đã thắng thế ở khắp mọi nơi. Có một tôn giáo đã giữ
được hoặc khôi phục lại được tính cách độc lập với Hội đồng Tối cao, và
không cần có một sự liên hệ nào giữa tôn giáo và nhà nước. Mahomet có
cái nhìn rất sáng suốt, và liên kết hệ thống chính trị của ông ta rất chặt chẽ;
chừng nào mà chính quyền do ông thiết lập còn tiếp tục tồn tại dưới quyền
của các vua Hồi là những người kế nhiệm ông, thì chính quyền là một khối
duy nhất và, theo chiều hướng này, là một chính quyền tốt. Nhưng dân Ả
Rập đã trở nên thịnh vượng, có học thức, văn minh, buông thả, nhu nhược
và đã bị dân man rợ chinh phục: Sự chia rẽ giữa hai quyền lực lại bắt đầu
diễn ra; tuy rằng đối với dân theo Hồi giáo sự chia rẽ này ít rõ ràng hơn đối
với dân theo Cơ Đốc giáo nhưng nó thật sự tồn tại, nhất là trong môn phái
Ali và ở một số quốc gia, như Ba Tư, sự chia rẽ này vẫn còn tiếp tục xảy ra.
Trong thời đại chúng ta đang sống, các vị vua nước Anh tự phong cho mình
là những người đứng đầu Giáo hội và các Nga hoàng cũng vậy: Nhưng với
chức vụ này họ trở thành những người lãnh đạo hơn là giáo sĩ; họ không có
được cái quyền thay đổi Giáo Hội hơn là quyền duy trì nó: Họ không phải
là những người làm luật mà chỉ là những người cai trị. Ở bất cứ xứ nào mà
giới tu sĩ tạo thành một cơ cấu, thì ở đó họ vừa là người cai trị vừa là người
làm luật. Vì vậy [dân ở những xứ đó] có hai quyền lực, hai vị vua, ở Anh,
Nga, cũng như ở các quốc gia khác.