quẩn nếu đặt cơ sở quyền sống chết trên quyền nô lệ, và quyền nô lệ trên
quyền sống chết.
Ngay cả khi ta giả thiết rằng có cái quyền kinh khủng là được tàn sát quân
thù, tôi vẫn cho rằng một nô lệ bắt được trong cuộc chiến hay một dân tộc
bị chinh phục không có bổn phận phải thần phục mà chỉ phải tuân lời vì bị
cưỡng bức. Bằng cách áp đặt ách nô lệ thay vì lấy mạng sống, kẻ chiến
thắng không cho kẻ nô lệ một đặc ân gì: Thay vì giết ngay kẻ chiến bại để
chẳng được hưởng lợi lộc gì, kẻ chiến thắng giết hắn lần mòn bằng cách lợi
dụng sức lao động của kẻ chiến bại. Nhưng làm như vậy, kẻ chiến thắng,
ngoài cái “quyền của sức mạnh”, không có một quyền uy gì đối với kẻ nô
lệ; và tình trạng chiến tranh vẫn tồn tại giữa họ. Mối quan hệ giữa họ là kết
quả của chiến tranh và quyền sử dụng chiến tranh không hàm ý tạo nên một
hiệp ước hòa bình. Kẻ thắng và người bại hiển nhiên đã cùng nhau thỏa
thuận, nhưng sự thỏa thuận này không chấm dứt tình trạng chiến tranh mà
chỉ kéo dài nó. Vậy nên, dù ta xét vấn đề này dưới khía cạnh nào chăng
nữa, quyền đặt ách nô lệ là vô giá trị; không những nó bất hợp pháp mà còn
phi lý và vô nghĩa. Các từ ngữ “nô lệ” và “quyền” mâu thuẫn và phủ định
lẫn nhau. Thật điên rồ khi một người nói với người khác hay nói với dân
chúng: “Chúng ta hãy làm một thỏa ước hoàn toàn thiệt thòi cho anh và
hoàn toàn có lợi cho tôi; tôi sẽ giữ thỏa ước ấy cho đến bao lâu tôi muốn và
anh cũng sẽ giữ thỏa ước ấy cho đến khi nào tôi muốn chấm dứt nó mới
thôi.”
Chương 5: Chúng ta phải luôn trở về một quy ước đầu tiên
Ngay cả khi tôi chấp nhận tất cả những gì mà tôi đã bác bỏ trên đây, thì các
cảm tình viên của chế độ chuyên chế cũng không được lợi gì hơn. Luôn có
một sự khác biệt lớn giữa sự đàn áp một số đông người và sự cai trị một xã
hội. Khi một số người bị bắt buộc làm nô lệ cho kẻ nào đó, dù số người đó
đông đến đâu đi nữa, thì tôi chỉ thấy đó là một ông chủ và đám nô lệ. Tôi
không thấy đó là một dân tộc và nhà cầm quyền. Đó chỉ là một sự tụ tập,