sâu vào tâm trí họ, thì việc cải tạo là một việc nguy hiểm và vô ích; dân
chúng, giống như những con bệnh ngu xuẩn và hèn nhát, run sợ khi thấy
bác sĩ, không chịu để người khác giúp mình diệt đi các tật xấu.
Giống như những chứng bệnh làm xáo trộn tinh thần của bệnh nhân và làm
cho họ quên cả quá khứ thì trong lịch sử, các quốc gia sau khi phải trải qua
những cuộc xáo trộn bạo lực và cách mạng, cũng sẽ gây ảnh hưởng mạnh
mẽ cho dân tộc họ: Những cơn ác mộng rùng rợn sẽ được thay thế bằng sự
quên lãng. Nhưng rồi các quốc gia này sau những trận khói lửa của nội
chiến, sẽ trỗi dậy từ đám tro tàn và lấy lại sức mạnh của tuổi trẻ sau khi
thoát khỏi bàn tay của tử thần. Đó là các trường hợp của Sparta vào thời
Lycurge, của La Mã sau thời Tarquins và của các xứ Hòa Lan và Thụy Sĩ
sau khi đã trục xuất được các nhà độc tài ra khỏi nước.
Nhưng những biến cố như thế rất hiếm; đó chỉ là những trường hợp ngoại
lệ nhờ vào thể chế đặc biệt của quốc gia đó. Những biến cố này không thể
xảy ra hai lần cho cùng một dân tộc, bởi một dân tộc có thể giành được tự
do khi còn man rợ, nhưng [khi đã trở thành một dân tộc văn minh] và nếu ý
chí và năng lực công dân đã mất đi, thì một khi đã mất tự do sẽ không lấy
lại được nữa. Các cuộc biến động sẽ tiêu diệt xã hội dân sự mà không một
cuộc cách mạng nào có thể khôi phục lại. Người dân lúc đó cần một chủ
nhân chứ không cần một người giải phóng họ. Hỡi các dân tộc tự do, hãy
nhớ lấy chân lý này: “Ta có thể giành đuợc tự do, nhưng nếu để mất đi, sẽ
không bao giờ khôi phục lại được nữa.”
Tuổi thanh niên không phải là tuổi còn thơ ấu. Đối với các quốc gia cũng
như với con người, phải có một khoảng thời gian thanh niên, hay nói đúng
hơn, khoảng thời gian trưởng thành trước khi được cai trị bởi luật pháp,
nhưng cũng không dễ để biết được khi nào một dân tộc trưởng thành, và
nếu chúng ta cho nó hưởng quá sớm thì công việc sẽ bị hư hỏng. Dân tộc
này có thể ép vào kỷ luật từ khi mới ra đời, dân tộc kia phải sau mười thế
kỷ mới được. Dân Nga không bao giờ thật sự trở thành văn minh, bởi họ đã