Chính quyền nhận từ Hội đồng Tối cao những mệnh lệnh để truyền xuống
cho dân chúng; và để cho quốc gia có được một sự thăng bằng tốt thì phải
có sự cân bằng giữa tích số của các quyền lực của chính quyền với tích số
của các quyền lực của công dân, những người vừa là thành viên của Hội
đồng Tối cao lại vừa là người dân. Hơn nữa, ta không thể thay đổi một số
hạng nào trong ba số hạng này mà không phá hủy ngay tức khắc sự quân
bình. Nếu Hội đồng Tối cao muốn cai trị hay Quan Chức muốn làm luật,
hay là nếu người dân từ chối không muốn tuân hành thì hỗn loạn sẽ thay
chỗ cho ổn định, sức mạnh và ý chí không hoạt động một cách hòa hợp
nữa, quốc gia sẽ tan rã và rơi vào chế độ chuyên quyền hay hỗn loạn.
Sau hết, vì chỉ có một trung bình nhân cho mỗi sự tương quan, nên cũng chỉ
có một chính quyền tốt cho mỗi quốc gia. Nhưng vì nhiều biến cố có thể
xảy ra cho mối quan hệ giữa một dân tộc, nên không những nhiều chính
quyền khác nhau có thể mang đến những thành quả tốt đẹp cho nhiều dân
tộc khác nhau, mà họ còn có thể thực hiện những việc tốt cho một dân tộc ở
nhiều thời điểm khác nhau.
Để có được một ý niệm rõ ràng hơn về các quan hệ giữa hai biến số đó, tôi
lấy thí dụ một số dân chúng để làm tiêu biểu.
Giả sử quốc gia có mười ngàn công dân. Hội đồng Tối cao chỉ được xem là
một tập thể, nhưng mỗi người riêng rẽ với tư cách là một công dân thì được
xem như một cá nhân; như vậy tỷ lệ giữa Hội đồng Tối cao đối với một
công dân là mười ngàn trên một; nghĩa là mỗi phần tử của Hội đồng Tối
cao chỉ được một phần mười ngàn của quyền lực quốc gia, tuy rằng người
này hoàn toàn ở dưới quyền kiểm soát của Hội đồng. Nếu dân số là một
trăm ngàn thì tình trạng của mỗi công dân không thay đổi gì cả vì mọi
người cùng bình đẳng trước luật pháp [mỗi công dân vẫn có cùng một tỷ lệ
quyền lực đối với Hội đồng Tối cao]; trong khi đó quyền đầu phiếu của anh
ta bị hạ xuống [từ một phần mười ngàn xuống] một phần trăm ngàn, và như
vậy kém hơn mười lần so với trường hợp thứ nhất. Như vậy thì người công