KHẾ ƯỚC XÃ HỘI - Trang 66

các quan hệ giữa chính quyền và nhà nước không được điều chỉnh để đáp
ứng các khiếm khuyết của cơ cấu chính trị từ đó nó sinh ra.

Chương 2: Nguyên tắc cấu tạo các loại chính quyền

Để nói lên nguyên nhân tổng quát của các khác biệt trên đây ta phải phân
biệt giữa chính quyền và nguyên tắc của nó, như chúng ta đã làm giữa
Quốc gia và Hội đồng Tối cao.

Cơ cấu các quan chức có thể gồm nhiều hay ít thành viên. Ta đã thấy rằng
quan hệ của Hội đồng Tối cao với thần dân tỷ lệ thuận với dân số, tương tự
như vậy, cũng có mối quan hệ như thế giữa chính quyền và các quan chức
chính quyền.

Nhưng tổng thể sức mạnh của chính quyền, cũng là sức mạnh của quốc gia
thì lại không thay đổi. Cho nên, khi chính quyền càng sử dụng sức mạnh
này lên các thành viên của mình nhiều bao nhiêu, thì chính quyền sẽ còn
càng ít sức mạnh để áp đặt lên toàn thể dân chúng.

Vậy càng nhiều quan chức chừng nào thì chính quyền càng yếu chừng đó.
Vì đây là một nguyên tắc căn bản, nên chúng ta phải cố gắng giải thích rõ
ràng.

Trong con người của một quan chức ta có thể phân biệt ba ý chí khác nhau:
Thứ nhất, ý chí riêng tư của mỗi cá nhân thiên về lợi ích riêng. Thứ hai, ý
chí chung của tất cả các quan chức, hướng về lợi ích của Hội đồng Hoàng
gia và có thể gọi là ý chí đoàn thể; ý chí này có tính chất tổng quát đối với
chính quyền, và riêng rẽ đối với quốc gia mà chính quyền là một thành
phần. Thứ ba, ý chí của dân chúng hay ý chí tối thượng; ý chí này có tính
chất tổng quát, đối với quốc gia được xem như một tổng thể, và đối với
chính quyền, được xem như một phần của tổng thể.

Trong một nền luật pháp hoàn mỹ, ý chí riêng rẽ hay cá thể phải là con số
không; ý chí đoàn thể của chính quyền nên chiếm một vị trí thấp; và vì vậy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.