nên quốc gia không bao giờ thịnh vượng và dân chúng luôn chỉ là những kẻ
ăn mày.
Từ đó có thể nói rằng, khi khoảng cách từ dân chúng đến chính quyền càng
gia tăng, thì khoản đóng góp càng nặng nề: Vì thế, trong nền dân chủ, dân
chúng mang một gánh nhẹ nhất; với chính quyền quý tộc gánh nặng hơn và
trong nền quân chủ gánh nặng nhất. Cho nên, quân chủ chỉ thích hợp với
nước giàu; quý tộc cho các nước trung bình về diện tích và của cải; và nền
dân chủ cho các nước nhỏ và nghèo.
Thật ra, càng suy nghĩ, chúng ta càng thấy rằng sự khác biệt giữa các quốc
gia tự do và các vương quốc như thế này: Trong các quốc gia tự do mọi thứ
đều được sử dụng cho lợi ích công; trong các vương quốc, quyền lực công
và quyền lực tư luôn tranh giành lẫn nhau, và khi quyền lực bên này tăng
lên thì bên kia phải giảm; rốt cuộc, thay vì cai trị để làm cho thần dân có
hạnh phúc, các nhà độc tài lại làm cho dân chúng khốn cùng để cai trị họ.
Rồi, ta thấy, trong mỗi khí hậu, có những yếu tố thiên nhiên mà theo đó ta
có thể chọn một loại chính quyền thích hợp với khí hậu đó, và ngay cả loại
dân chúng nào sẽ thích hợp với khí hậu nào. Ở những nơi đất đai hoang vu
và khô cằn, nơi các sản phẩm làm ra không xứng với công sức lao động bỏ
ra, thì nên để hoang, không nên trồng trọt, hoặc chỉ dành cho dân mọi rợ; ở
những nơi mà sức lao động chỉ sản xuất vừa đủ để sống thì nên để dân man
rợ ở – nơi đó không thể xây dựng được một xã hội chính trị. Ở các nơi có
mức thặng dư sản phẩm trên sức lao động được kha khá thì thích hợp cho
dân tự do. Còn ở những nơi có đất đai rộng lớn và phì nhiêu, làm ít mà đạt
được nhiều sản phẩm, thì nơi đó thích hợp với chính quyền quân chủ, để số
dư của các sản phẩm thừa của dân chúng có thể thỏa mãn cho sự xa hoa của
vua chúa: Bởi vì tốt hơn hết là để cho sự dư thừa này được tiêu thụ bởi
chính quyền hơn là để cho cá nhân phung phí. Tôi biết rằng có những ngoại
lệ; nhưng chính ngoại lệ đó đã chứng thực định luật này, chóng hay chầy,