KHẾ ƯỚC XÃ HỘI - Trang 9

nữa). Quý tộc lại được chia làm ba loại: Tự nhiên, bầu cử và gia truyền.
Quý tộc tự nhiên là hình thức chính quyền do các bậc trưởng lão điều hành,
thích hợp cho các dân tộc sơ khai (hình thức bộ lạc). Hình thức chính
quyền “quý tộc” do bầu cử có nhiều ưu điểm, khi quần chúng bầu ra những
người có khả năng, kiến thức và kinh nghiệm. Hình thức này gần với thể
chế Cộng Hòa ngày nay. Quân chủ, theo Rousseau, không phải là chế độ lý
tưởng và tiềm ẩn nhiều hiểm nguy cho Chủ quyền Tối thượng, trước hết là
quyền lợi riêng tư của nhà vua có thể không tương đồng với quyền lợi của
nhân dân, thứ đến là sự bổ nhiệm quan chức rất có thể không căn cứ trên tài
năng mà trên tình cảm hoặc tư lợi của nhà vua, và sau cùng là tính gia
truyền không bảo đảm người kế vị có đủ tài đức của một vị vua.

Con người nhân tạo “Hội đồng Tối cao” hay Cơ cấu chính trị cũng như một
con người thường, có sinh và có diệt. Rousseau ví quyền lập pháp như trái
tim của nhà nước, quyền hành pháp là bộ óc điều khiển các chi thể hoạt
động. Khi bộ óc bị tê liệt, con người vẫn có thể còn sống dù chỉ sống như
thực vật, nhưng khi quả tim ngừng đập thì con người sẽ chết. Cũng cùng
một thể ấy, cơ cấu chính trị sẽ chết khi người dân thờ ơ với nghĩa vụ công
dân của họ, nhất là trong lãnh vực lập pháp (chương 11, q. III). Không
những chỉ trong lĩnh vực lập pháp, “khi công dân không còn quan tâm đến
việc phục vụ công ích nữa, và thích phục vụ quốc gia bằng tiền hơn là
chính bản thân họ, thì quốc gia đó sắp sửa tiêu vong”. Nhưng làm thế nào
để bảo đảm sự trường tồn của quốc gia, của nhà nước, khi con người luôn
đặt quyền lợi cá nhân lên trước quyền lợi tập thể? Trong chương 8, quyển
IV, Rousseau luận về một loại tôn giáo của dân sự, khác với tôn giáo của tín
ngưỡng. Tôn giáo của tín ngưỡng, đặc biệt là Thiên Chúa giáo của Âu
châu, không phù hợp với con người dân sự, vì tôn giáo dạy con người yêu
mến vương quốc trên trời, chứ không phải đất nước dưới đất; dạy con
người chịu đựng khổ đau, chứ không dạy con người chống lại cường quyền
(quan niệm này của Rousseau gần với quan niệm Marxist về tôn giáo).
Rousseau cho rằng đó không phải là đức tính công dân, ông đề nghị nhà

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.