KHOA HỌC HÓA SUY NGHĨ VÀ LÀM VIỆC HỌC TẬP - Trang 25

4. Nghi vấn khoa học

“Chỉ công nhận một sự vật là thật nếu bản thân biết chắc chắn là thật”
Lịch sử đã chứng tỏ có nhiều mệnh đề đã được chấp nhận như chân lý,

sau này lại coi như sai lầm. Người nghiên cứu phải có thái độ dè dặt trước
những chân lý hiện nay, tức phải có tính nghi vấn khoa học. Có nhà khoa
học đã nói: Không nên lẫn lộn lòng yêu chân lý với lòng quá tin.

Lòng tin của nhà khoa học phải như lòng tin lo lắng của con người luôn

luôn tìm kiếm mà không bao giờ thoả mãn (Henri Poanhcarê).

Nếu người nghiên cứu tin là các quy luật tự nhiên có thật, anh ta cũng

phải biết là quy luật này không dễ dàng được khám phá. Điều này buộc nhà
khoa học phải hoài nghi bản thân, hoài nghi ý niệm, giả thuyết, học thuyết
của mình.

Biết nghi vấn là một điều kiện của sự phát triển khoa học.
Trong lịch sử khoa học, nếu lúc nào tính nghi vấn khoa học bị đàn áp do

một uy quyền học phiệt nào đó thì sự tiến bộ của khoa học dừng lại.

Bác sỹ Summenvai, ở thế kỷ XIX, là một thí dụ điển hình. Lúc đó, bệnh

sốt hậu sản được giới y học cho là có nguyên nhân ở điều kiện sinh hoạt
khác nhau của sản phụ.

Nhưng người bác sỹ trẻ này lại nghi vấn giả thuyết đó, vì anh thấy nó

không giải thích được sự kiện bệnh sốt hậu sản chỉ cho phổ biến ở phòng đẻ
có sinh viên y khoa thực tập, bất luận thành phần xã hội của sản phụ.

Anh kiên trì kiểm nghiệm và đi tới kết luận là bện sốt hậu sản là do

nhiễm “bẩn” vì các sinh viên làm ăn cẩu thả hơn các nhân viên y tế chuyên
môn.

Sau khi công bố công trình, anh bị giới bác học về sản khoa ở thủ đô

Viên phê phán kịch liệt vì chạm tới uy tín của các vị này. Tiếp đất là cuộc
vận động hành chính buộc anh phải thôi việc ở trường đại học y khoa và
phải chuyển về một bệnh viện địa phương xa xôi hẻo lánh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.