Anh kiên trì với đề tài của mình, thu thập thêm số liệu ở sản phụ địa
phương, thông báo công trình bổ sung. Lần này, anh bị buộc tội là tâm thần
phân liệt và bị nhốt vào một bệnh viện tâm thần rồi chết ở đó.
Hai mươi năm sau, luận điểm của Summenvai mới được giới y học công
nhận. Trong thời gian này, Patxtơ đã phát minh ra vi trùng gây bệnh, phát
minh này củng cố thêm luận điểm của anh.
Năm 1894, nhà nước đặt tượng Summenvai ở trước cửa trường đại học y
khoa Buđapet, coi như người đã hy sinh cho khoa học. Sự kiện Summenvai
là một trong những sự kiện bi thảm của lịch sư khoa học.
Có tính nghi vấn khoa học là chống với sự cả tin tự nhiên của con người.
sự cả tin này cho phép ta coi như đúng, câu chuyện đầu tiên được nghe hoặc
ý niệm đầu tiên nảy sinh trong óc.
Trước một hiện tượng, người bình thường phát hiện đánh giá ngay. Xét
đoán như vậy là vội vàng và xét đoán vội vàng ít khi đúng đắn, chính xác.
Một hiện tượng nào cũng có nhiều mặt, nếu chỉ quan sát một lần, ngay cả
vài lần, ta cũng không thể nào nhận biết rõ ràng về hiện tượng.
Trước kia, khi buông một vật nặng, nó rơi xuống đất. Hỏi tại sao, thì
người bình thường nói là tại nó nặng. Đấy là giải thích vội vàng. Nói là do
vật nặng nên nó rơi, ta không giải thích gì cả. Và lời giải này có khi còn
mâu thuẫn với thực tiễn. Tờ giấy, sợi bông rất nhẹ sao cuối cùng cũng rơi.
Nhưng Galilê trước hiện tượng này, lại tự đặt câu hỏi: Vật rơi như thế
nào? Và ông kiên trì quan sát các vật khác nhau bỏ rơi ở các độ cao khác
nhau. Ông đã đi tới giả thuyết: Tốc độ rơi tăng lên với thời gian rơi và độ
cao của vật. Sau khi kiểm tra bằng thực nghiệm, giả thuyết đã được nghiệm
đúng.
Nghi vấn khoa học là nhất thiết phải kiểm tra không những ý kiến của
người khác mà ngay cả của chính mình.
Đối với một hiện tượng, nhiều người cũng đặt câu hỏi và tìm cách giải
thích. Nhưng người bình thường thì dừng ở bước này. Hoặc anh ta bằng
lòng với cách giải thích đã có, sẵn sàng cho nó là hợp lý, là đúng, hoặc khi
nghe một người khác giải thích, anh tin và đồng tình ngay. Quá trình truyền