tin cứ tiếp tục như vậy làm nhiều người bình thương tin là thật một sự việc
không thật.
Người có tính nghi vấn khoa học lại xử sự khác đối với lời giải thích
hiện tượng, anh ta đặt ngay câu hỏi “Căn cứ vào đâu?” và không sẵn sàng
tin ngay. Để tin hay không tin, anh phải đích thân quan sát và kiểm nghiệm
hiện tượng.
Thí dụ, bác sỹ Gienne, người phát minh ra tác nhân gây bệnh đậu mùa,
trong khi nghiên cứu bênh đậu, có lưu ý tới câu nói của một phụ nữ nông
dân chuyên vắt sữa bò: Tôi rẽ không bị bệnh đậu nữa vì tôi đã lây bệnh đậu
của bò.
Nghe lời này, nhiều bác sỹ cho là điều mê tín của người nông dân.
Gienne lại không tin như vậy. Ông đặt giả thuyết: Vì trùng đậu của bò có
thể ngừa bệnh đậu cho người.
Tuy không tin vào giả thuyết của các bạn đồng nghiệp, ông không tin cả
ở giả thuyết của mình. Ông viết thư cho một nhà bác học ở Luân Đôn để
hỏi ý kiến, thì được trả lời - ông này cũng biểu lộ tính nghi vấn khoa học rõ
nét - Đừng tin cả, hãy thí nghiệm. Phải kiên trì, phải chính xác.
Gienne theo lời khuyên đó, kiên trì kiểm nghiệm trong 18 năm và đã
chứng minh được giả thuyết của mình là đúng.
Nghi vấn khoa học là không quá tin tưởng vào các học thuyết hiện hành.
Trong khoa học, mọi phát minh mới đều kéo theo sự xem xét lai một
phần các học thuyêt cũ.
Mỗi học thuyết như một con chuột chui lọt chín lỗ nhưng bị ngăn lại bởi
cái lỗ thứ mười, do đó lại đẩy học thuyết tiến lên bước mới.
Ở thế kỷ XIX, giải thích về nguồn gốc loài vật, có học thuyết cố định
luận của Cuviê: Thượng đế sinh muôn loài trước kia thế nào thì nay như
thế.
Sau đây, các nhà sinh học thu thập thêm kiến thức về phát triển phôi thai,
về các loài cổ sinh vật, về giải phẫu so sánh động vật. Do đó, họ thấy các
loài vật có xuất hiện rồi tuyệt chủng qua các thời đại địa chất, chúng có
quan hệ họ hàng với nhau rõ ràng, như vậy loài vật có biến đổi. Học thuyết
biến hình luận đã thay đổi cố định luận.