KHOA HỌC HÓA SUY NGHĨ VÀ LÀM VIỆC HỌC TẬP - Trang 40

7. Tư duy không vụ lợi.

“Tìm hiểu chân lý phải là mục đích chính của hoạt động khoa học”.
Henri Poanhcarê
Mục đích chính của khoa học là giúp con người ngày càng đi sâu vào bí

ẩn của tự nhiên.

Khoa học chỉ phát triển mạnh mẽ nếu quy luật phát triển nội tại của nó

được bảo đảm.

Nếu lồng mục đích danh lợi vào nghiên cứu khoa học thì quy luật phát

triển của khoa học bị thương tổn và đường hướng phát triển tự nhiên của
khoa học bị lệch lạc hoặc ngừng trệ. Điều này ảnh hưởng ngay tới việc đi
tìm chân lý.

Khoa học và danh lợi dường như là hai phạm trù mâu thuẫn. Yêu cầu của

khoa học là khách quan, còn yêu cầu của danh lợi là chủ quan. Chân lý là sự
thật khách quan. Danh lợi không thể nào dẫn dắt con người tới chân lý.

Không vụ lợi trong khoa học mới giữ vững được tính không thiên tư

trong nghiên cứu, không thiên tư với mình và với các đồng nghiệp.

Người khoa học không thiên tư với mình dễ thấy sai lầm trong giả thuyết

của mình, và dễ xác định hướng triển khai thí nghiệm một cách đúng đắn.

Không thiên tư với các đồng nghiệp mới đánh giá chính xác sự đóng góp

của từng người cho khoa học, và nêu la người quản lý, sẽ giữ vững được
tình tập thể chặt chẽ của đội ngũ nghiên cứu.

Nhờ đó, khoa học phát triển được thuận lợi.
Tư duy không vụ lợi là của nhà khoa học nghiên cứu không vì lợi nhuận

hoặc danh vị.

Không vì lợi nhuận, người nghiên cứu sẽ kiên trì với đề tài, không bỏ rơi

đề tài đang làm để chọn một đề tài mới dễ “kiếm ăn” hơn.

Với một đề tài nào, thông thường, ta cũng phải dành hai năm mới gọi là

nắm đủ đối tượng nghiên cứu để triển khai công việc.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.