Ở thế kỷ trước, bác sỹ Cốc đã đích thân kiểm nghiệm vi trùng lao trên cơ
thể mình.
Gần đây, báo chí có nêu nhiều gương dũng cảm đó của một bác sỹ Liên
Xô.
Năm 1959, về bệnh sốt ban Viễn Đông ở Liên Xô và Nhật Bản, chưa ai
rõ nguyên nhân. Bác sỹ Giơnanmenxki sau khi nghiên cứu nhiều tài liệu,
đặt giả thuyết là vi trùng có lẽ giống trùng lao vì triệu chứng bệnh cũng
tương tự.
Ông lấy vi trùng người bệnh tiêm thử vào mình theo dõi kết quả.
Sau một tháng nằm bệnh viện, ông tiến hành thêm nhiều thí nghiệm và
viết luận văn khoa học “Nguyên nhân của bệnh sốt ban Viễn Đông”. Công
trình được bảo vệ thành công ở học viện quân sự Kirốp.
Không vì lợi nhuận nhà khoa học mới có thể tạo điều kiện cho khoa học
tiện nhanh.
Ở đầu thế kỷ này, nhà vật lý học Anh Rơdơpho cho xây dựng ở trường
đại học tổng hợp Cambrigiơ một phòng thí nghiệm hiện đại dành cho nhà
vật lý học Liên Xô Kapitda làm việc.
Sau khi Kapitda về nước và không sang lại nước Anh, Rơdơpho đã đề
nghị nhà trường bán lại cho chính phủ Liên Xô toàn bộ phòng thí nghiệm
này mà người ta biết là ông rất quý. Đối với Rơdơpho thì việc thiết bị để ở
đâu là điều không quan trọng. Cái chính là lợi ích của khoa học đòi hỏi phải
tiếp tục những thí nghiệm đã được Kapitda bắt đầu. Nếu Kapitda không thể
đến phòng thí nghiệm của Rơdơpho thì hãy thu xếp để phòng thí nghiệm
của Rơdơpho đến với Kapitda.
Không ham lợi nhuận, còn phải kể đến gương của các nhà vật lý học Pie
và Mari Curi.
Được biết họ đã tinh chế thành công chất radium, chính phủ Mỹ mời hai
người sang tổ chức một xí nghiệp sản xuất radium và trả tiền bản quyền về
phương pháp tinh chế này.
Sau khi cân nhắc, hoặc chọn một cuộc đời nghiên cứu vất vả thiếu thốn
chắc không bảo đảm lắm cho tương lai của đứa con gái nhỏ, hoặc chọn một
cuộc sống dễ dàng có thể kiếm nhiều tiền, họ đã thống nhất chọn cuộc sống