vấn đề khó sau. Khi đọc tài liệu cũng phải đọc từ nông tới sâu, từ khái quát
đến chi tiết.
Tìm hiểu về tế bào, ta phải chuẩn bị các tư liệu về hình thái, cấu trúc tế
bào, sinh học, sinh lý học tế bào, bệnh lý học tế bào…
Muốn hiểu về cấu trúc tế bào, ta phải biết cấu trúc hiển vi của nó qua
kính hiển vi quang học, rồi mới tới cấu trúc siêu hiển vi qua kính hiển vi
điện tử.
Muốn hiểu sinh học tế bào, ta phải có một số kiến thức về sinh hoá các
chất gluxit, lipit, prôtít,…
Biết cách học còn là biết lưu ý tới thứ tự ưu tiên của kiến thức.
Kiến thức hiện nay nhiều vô kể, chỉ riêng trong các lĩnh vực khoa học kỹ
thuật, cứ sau khoảng năm năm, lại có đổi mới một nửa số liến thức của con
người. Kiến thức trong sản xuất, đời sống ngày càng tăng với trình độ công
nghiệp và nông nghiệp ngày càng hiện đại, với hình thức sinh hoạt ngày
càng phong phú của một xã hội văn minh. Trong khi đó, bộ nhớ của não
người lai có hạn.
Vì vậy, các kiến thức cần thiết nhất cho mỗi người phải là kiến thức liên
can tới nghiệp vụ hiện hành. Thí dụ, là nhà di truyền học, anh phải chú ý
trước hết tới các kiến thức mới trong ngành di truyền trên thế giới và ở
nước ta. Sau đó, nếu có điều kiện, sẽ mở rộng hiểu biết tới các lĩnh vực
khác, trước hết, gần ngành rồi sau đó xa ngành. Khối lượng kiến thức của
con người có thể coi như một số vòng tròn đồng tâm, vòng giữa là kiến thức
về nghiệp vụ. Số vòng nhiều hay ít và bán kính các vòng lớn hay nhỏ tuỳ
hoàn cảnh từng người.
Điểm trung tâm của vòng kiến thức phải là phương pháp luận (phương
pháp tư duy, phương pháp công tác, phương pháp nghiên cứu…). Lúc này
hơn bao giờ hết, phương pháp có vai trò quyết định trong kết quả công tác
của từng người.
Trong tình hình kiến thức các loại ngày càng tăng theo cấp số nhân, nếu
không co phương pháp, không thể xử lý đúng đắn vốn kiến thức đã có, ứng
dụng chúng trong thực tế. Trước đây, người ta đã nói: Tư tưởng quyết định
hết thảy. Nay ta có thể nói: phương pháp quyết định hết thảy.