Với số vốn kiến thức nhất định, phương pháp đúng sẽ dẫn tới thành
công. Khối lượng kiến thức tuy nhiều nếu thiếu phương, cũng thành vô
dụng.
Một hôm. Anxtanh gặp một người bạn phàn nàn chưa tìm được người
giúp việc như ý muốn vì chưa đạt yêu cấu đề ra. Ông hỏi yêu cầu gì, thì
được trả lời: Chỉ cần giả đáp một số câu hỏi như Nữu ước cách Sicagô bao
nhiêu Kilômét? Thép không gỉ làm bằng chất gì?
Anxtanh phản đối ngay: chỉ có kẻ điên rồ mới vùi đầu học thuộc tất cả
những thứ này. Theo ông, chỉ cần người giúp việc làm việc có phương
pháp, thế là họ sẽ vượt mọi khó khăn trên con đường khoa học.
Hiện nay, không ít người chưa có đầy đủ kiến thức về phương pháp, vì
vậy công việc thường không kết quả. Người nào đã thành công trong một số
việc là do anh ta đã áp dụng phương pháp luận một cách không tứ giác, tức
rút kinh nghiệm dần trong hoạt động. Nhưng kinh nghiệm không phải vạn
năng như nguyên lý, quy luật. Chúng có thể đúng trong trường hợp này và
sai trong trường hợp tương tự. Trong thiên nhiên, không có hai hiện tượng
nào lại giống in nhau. Phải chăng nên có bài học về phương pháp luận đại
cương ở các trường phổ thông và phương pháp luận chuyên ngành ở các
trường đại học?
Biết cách học còn là thường xuyên ôn tập và hạch toán kiến thức.
Khi đọc các tài liệu kinh điển hay nghiên cứu các vấn đề tương đối phức
tạp, Lênin chịu khó đọc đi đọc lại tài liệu nhiều lần. Theo ông, chớ có mong
rằng chỉ qua một lần nói chuyện ngắn là có thể hiểu rõ một vấn đề, phải ghi
các chỗ chưa hiểu, chưa rõ, ngẫm nghĩ nhiều lần, sau đó lại tiếp tục tìm hiểu
thêm trong các bài giảng hay qua mạn đàm.
Kiến thức để lại những hình ảnh trong não bộ gây những biến đổi hoá
học của tế bào thần kinh. Những biến đổi này không phải biến mất. Vì lẽ
đó, muốn duy trì kiến thức phải thường xuyên ôn tập. Nếu không, với thời
gian, hình ảnh kiến thức sẽ phai mờ dần và kiến thức sẽ rơi rụng dần rồi
cuối cùng mất hẳn. Điều này lai càng rõ với những kiến thức không liên can
trực tiếp tới đời sống hàng ngày.