Ôn tập giúp cho việc cố định ký ức. Càng hay kể chuyện cho người khác
nghe, càng dễ nhớ câu chuyện. Nếu hai lần kể cách xa nhau vài giờ hoặc 24
giờ thì càng tốt, vì ký ức có thời gian “chín mùi”.
Học bài buổi tối chưa thuộc, để tới sáng học lại, sẽ thuộc chóng hơn.
Chúng ta cũng nên tập thói quen hạch toán kiến thức không chỉ hằng
năm mà bằng tháng, thậm chí hằng ngày. Sau một ngày, một ngày, một
tuần, ta tự hỏi xem đã có thêm được kiến thức gì mới lạ. Điều này sẽ giúp ta
đánh giá được sự tiến bộ của trí tuệ.
Sự tích luỹ kiến thức sẽ làm nảy sinh vấn đề mới đòi hỏi phải suy nghĩ
về giải pháp. Trong quá trình giải quyết vấn đề nay, rễ nảy sinh vấn đề khác.
Cứ như thế, các kiến thức sẽ nhân lên. Quá trình tích luỹ kiến thức tới mức
nào sẽ làm nảy sinh những ý niệm mới, đốm lửa của những sáng tác phát
minh. Không ai có thể sáng tạo với bộ óc trống rỗng.
Biết cách học còn là biết tranh luận.
Hàng ngàn năm bị ý thức hệ phong kiến chi phối, mỗi chúng ta không ít
nhiều, đều mang nặng đầu óc giáo lý, quá mê tín sách vở. Ta dễ dàng chấp
nhận những sự kiện trong sách, và quá tin vào những ý niệm có sẵn trong
đầu. Trước một hiện tượng mới lạ, ta cố tìm trong ký ức hay trong sách vở
một giải pháp có sẵn và khi thấy giải thích không kết quả thì lại nghi ngờ về
thực chất của hiện tượng.
Hiểu rằng điểm của mình không phải là duy nhất đúng là điều rât khó đối
với đầu óc giáo lý. Họ không chấp nhận sự thảo luận và thích áp đặt ý kiến
của mình cho người tranh luận và thích áp đặt ý kiến của mình cho người
tranh luận. Muốn sửa chữa đầu óc giáo lý, phải tập tranh luận về sự kiện có
trong sách, tranh luận về ý niệm của người khác, từ đó rèn luyện một khả
năng khác quý hơn, tức là tranh luận với bản thân.
Biết tranh luận với chính mình là dấu hiệu của một trình độ trí tuệ cao.
Chân lý tuyệt đối rất tráo trở, có thể phản lại ta. Vì vậy phải học cách xử
lý các ý niệm tuyệt đối lúc còn ở nhà trường. Nếu không, sớm hay muộn, ta
sẽ phải đương đầu với một tình hình mà một sự kiện hiển nhiên nhất lại
mâu thuẫn với công thức đã học và phủ định nó. 2 cộng với 2 là 4. Đấy là