Carbohydrates được phân loại như thế nào?
Nếu mức glucose được tiêu thụ vào cơ thể lớn hơn mức có thể được tích trữ
dưới dạng glycogen, thì nó sẽ được chuyển đổi thành chất béo, nhằm dự trữ
năng lượng dài hạn. Đây chính là thủ phạm làm các bạn bị béo nè.
Còn chúng ta bổ sung chất xơ từ nguồn rau củ và các loại hạt hàng ngày,
phần lớn chỉ cần ăn thực vật là đã có chất xơ, đặc biệt là trong hạt, vỏ, thân
và cuống. Chất xơ có thể là hòa tan hoặc không hòa tan trong nước và nó tác
động chính lên hệ tiêu hóa của cơ thể chúng ta chứ không sản sinh năng
lượng như các loại carbs nêu trên, đây cũng là điểm đặc biệt của loại carbs
phức tạp này.
Vẫn có một số chất xơ tan trong nước, khi được đưa vào hệ tiêu hóa, một số
vi khuẩn có lợi coi đây là món khoái khẩu của chúng. Các vi khuẩn này sẽ
dùng chất xơ để tạo ra các acid béo ngắn (dây phân tử ngắn) và sẽ được một
số tế bào trong cơ thể đốt để sinh năng lượng, nhưng không đáng kể nên tóm
lại là: Chất xơ không sinh năng lượng nhưng bạn tiêu hoá chúng chậm, từ đó
thấy no lâu, nên cũng đỡ… ăn vặt. ^ ^!
Từ mức độ ảnh hưởng của carbs đơn và carbs phức đến cơ thể, không khó để
nhìn ra nên ăn nhiều carbs phức tạp hơn là carbs đơn giản đúng không nào?
Trong tổng lượng carbs nạp vào cơ thể mỗi ngày, bạn cũng chỉ nên tiêu thụ
tối đa từ 10-15% carbs đơn giản, còn lại là 85-90% lượng carbs mà cơ thể hấp
thụ nên đến từ nguồn carbs phức tạp.
Như vậy có thể kết luận là bạn ăn các thực phẩm chứa nhiều carbohydrates phức
tạp như gạo, ngô, khoai sắn, ngũ cốc, rau xanh thì sẽ có cảm giác no lâu hơn bởi
vì chúng được tiêu hóa chậm hơn.
1 5
Tip nhỏ cho bạn: Nên tránh xa hoặc hạn chế tối đa việc bổ sung
carbs đơn giản vào thực đơn hàng ngày, thay vào đó hãy sử dụng
nhiều carbs phức tạp hơn để có bữa ăn đủ dinh dưỡng, năng lượng
và không gây béo nhé!
Giải mã Carbohydrates