KIẾN THỨC DINH DƯỠNG NỀN TẢNG - Trang 55

III. Dòng họ xa – gần của nhà chất béo

5 5

Chất béo và cholesterol

1. Dietary fat – phân loại theo gốc axit béo.
a. Saturated fat – Chất béo bão hòa

Để làm rõ vấn đề cần thiết này, chúng ta quay lại thế kỉ 20 nhé! Tại thời điểm
này, các nhà khoa học cho rằng chất béo bão hòa dường như làm tăng mức độ
cholesterol trong máu lên cao và điều đó có nghĩa là nguy cơ mắc bệnh tim cũng
tăng cao (cholesterol được các nhà khoa học đo lường ở đây là cholesterol toàn
phần). Tuy nhiên, chất béo bão hòa làm tăng cholesterol, trong đó có cả
cholesterol xấu (LDL) và cholesterol tốt (HDL) (chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ về
cholesterol trong mục dưới). Theo nghiên cứu 1 và nghiên cứu 2, cholesterol xấu
làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim nhưng cholesterol tốt lại làm giảm nguy cơ mắc
bệnh.

Tuy nhiên, theo đánh giá được công bố vào năm 2011, việc giảm chất béo bão
hòa không có ảnh hưởng tới việc tử vong do bệnh tim. Mặc dù vậy, việc thay thế
chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa có thể làm giảm nguy cơ mắc
bệnh tim mạch lên tới 14%.

Vậy liệu chúng ta có cần cắt giảm chất béo bão hòa và thay vào đó là các chất
béo tốt hơn không? Thật sự việc cắt giảm chất béo bão hòa là một việc tốt bởi nó
làm giảm cholesterol xấu (LDL) và giúp cải thiện tỷ lệ cholesterol toàn phần so
với cholesterol tốt (HDL), điều này giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
đấy! Và như vậy, hiệp hội Tim Mạch Hoa Kỳ đã khuyến nghị mọi người nên ăn
dưới 7% lượng calo đến từ chất béo bão hòa mà thôi. Tức là như vầy nè, nếu bạn
cần 1 chế độ ăn 2000 calo 1 ngày, bạn nên ăn dưới 140 calo chất béo bão hòa
thôi nhé! Đó là khoảng 16g chất béo bão hòa mỗi ngày đấy!

Liên tục nhắc tới chất béo tốt, chất béo không bão hòa, vậy chất béo không bão
hòa thực chất là gì? Nó tốt cho chúng ta như thế nào? Hãy cùng tui tiếp tục tìm
hiểu nha.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.