KINH LĂNG GIÀ - Trang 137

xem ngón tay mà chẳng thấy chỗ ngón tay chỉ. Cho nên, Đại Huệ! Ngƣời tu
nên khéo biết phƣơng tiện nơi nghĩa chơn thật, nghĩa chơn thật là nhân của
Niết Bàn vi diệu tịch tịnh, ngôn thuyết là vọng tƣởng hòa hợp, vọng tƣởng là
tích tụ sanh tử.

- Đại Huệ! Nghĩa chơn thật là từ ngƣời đa văn mà đắc. Đại Hụê! Nói ĐA
VĂN là thấu nơi nghĩa, chẳng phải ở nơi ngôn thuyết. Nói THẤU NGHĨA
thì chẳng theo kinh luận của tất cả ngoại đạo, tự thân chẳng theo, cũng chẳng
khiến ngƣời khác theo, ấy gọi là Đại Đức Đa Văn. Cho nên ngƣời muốn cầu
nghĩa nên thân cận bậc đa văn thì thấu đƣợc nghĩa. Trái với nghĩa này tức là
chấp trƣớc ngôn thuyết, nên phải xa lìa.

Khi ấy, Đại Hụê Bồ Tát lại thừa oai thần Phật mà bạch rằng :

- Bạch Thế Tôn! Pháp Bất sanh Bất diệt của Thế Tôn hiển thị chẳng có gì lạ.
Tại sao? Vì lập cái nghĩa NHÂN của tất cả ngọai đạo, cũng nói bất sanh bất
diệt, Thế Tôn cũng nói chẳng phải số lƣợng duyên diệt, là Niết Bàn Bất sanh
Bất diệt. Thế Tôn! Ngoại đạo nói nhân duyên sanh thế gian, Thế Tôn cũng
nói do vọng tƣởng vô minh nghiệp ái làm duyên sanh khởi thế gian. Họ nói
nhân, đây nói duyên, ấy chỉ là danh từ sai biệt thôi. Nhân duyên các vật cũng
nhƣ thế, Thế Tôn với ngọai đạo lập luận chẳng có sai biệt. Ngoại đạo nói vi
trần, thắng diệu, tự tại, chúng sanh, chúa v.v... Có chín sự vật bất sanh, bất
diệt; Thế Tôn cũng nói tất cả tánh bất sanh, bất diệt, hữu và vô bất khả đắc.
Ngoại đạo cũng nói tứ đại chẳng hoại, tự tánh bất sanh bất diệt, tứ đại
thƣờng là tứ đại, cho đến luân hồi lục đạo mà chẳng xa lìa tự tánh; Thế Tôn
sở thuyết cũng nhƣ thế. Cho nên con nói chẳng có gì lạ. Nay cúi xin Thế
Tôn vì đại chúng thuyết pháp đặc biệt, kỳ lạ hơn các pháp ngoại đạo. Nếu
pháp chẳng sai biệt thì tất cả ngoại đạo cũng đều là Phật,vì cùng nói bất
sanh, bất diệt vậy. Lại, Thế Tôn nói nơi một thế giới mà có nhiều Phật ra đời
là chẳng có chỗ đúng, nếu theo lời sở thuyết trên thì trong một thế giới phải
có nhiều Phật, vì pháp ngoại đạo với Phật chẳng sai biệt vậy.

Phật bảo Đại Huệ :

- Ta nói BẤT SANH BẤT DIỆT, chẳng đồng bất sanh bất diệt của ngoại
đạo. Tại sao? Vì các ngoại đạo họ chấp có tánh của tự tánh để đắc tƣớng bất
sanh bất biến, Ta chẳng nhƣ thế mà đọa sự hữu và vô. Đại Huệ! Pháp Ta nói
lìa hữu và vô, lìa sanh diệt, phi tánh phi vô tánh, mỗi mỗi pháp nhƣ mộng
huyễn hiện, nên phi vô tánh. Nói VÔ TÁNH là sắc tƣớng chẳng có tự tánh
nhiếp thọ, hiện nhƣ chẳng hiện, nhiếp nhƣ chẳng nhiếp. Do đó nên nói tất cả

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.