KINH LĂNG GIÀ - Trang 20

- Đại Huệ! Hiện thức và phân biệt sự thức, hai thức này tƣớng hoại và chẳng
hoại làm nhân với nhau. Đại Huệ! Sự huân tập bất tƣ nghì và sự chuyển biến
bất tƣ nghì là cái nhân của hiện thức. Nhận lấy các cảnh trần và huân tập
vọng tƣởng từ vô thỉ là cái nhân của phân biệt sự thức.

- Đại Huệ! Nếu mỗi mỗi sự hƣ vọng chẳng thật che khuất chơn thức đều tiêu
diệt thì tất cả căn thức đều diệt, ấy gọi là tƣớng diệt.

- Đại Huệ! Sao nói TƢƠNG TUC DIỆT? Bởi cái nhân của tƣơng tục đã diệt
thì tƣơng tục phải diệt; sở nhân diệt thì sở duyên cũng diệt. Sở nhân và sở
duyên đều diệt thì tƣơng tục phải diệt. Tại sao? Vì có sở nƣơng tựa. Nói
"Nƣơng tựa", là vọng tƣởng huân tập từ vô thỉ; nói "Duyên", là tự tâm hiện
những cảnh vọng tƣởng của thức.

- Đại Huệ! Ví nhƣ cục đất với vi trần có khác, cũng không có khác, dùng
vàng ròng làm ra những đồ trang sức cũng vậy. Đaị Huệ! Nếu cục đất với vi
trần có khác thì cục đất chẳng do vi trần họp thành, mà thật thì do vi trần họp
thành, nên nói chẳng khác. Nếu chấp thật chẳng khác thì cục đất với vi trần
chẳng có phân biệt.

- Nhƣ thế, Đại Huệ! Chơn tƣớng của chuyển thức với Tạng thức nếu là khác
thì Tạng thức chẳng phải cái nhân của chuyển thức; nếu là chẳng khác thì
chuyển thức diệt, Tạng thức cũng phải diệt, mà chơn tƣớng của nó thật
chẳng diệt. Cho nên Đại Huệ! Chẳng phải tự thức của chơn tƣớng diệt, chỉ là
nghiệp tƣớng diệt. Nếu tự thức của chơn tƣớng diệt thì tạng thức cũng phải
diệt. Đại Huệ! Nếu Tạng thức diệt thì chẳng khác gì đoạn kiến của ngoại
đạo.

- Đại Huệ! Các phái ngoại đạo lập luận nhƣ thế này : "Cảnh giới nhiếp thọ
diệt thì sự lƣu chú của thức cũng diệt". Nếu sự lƣu chú của thức diệt thì sự
lƣu chú từ vô thỉ phải đoạn dứt. Đại Huệ! Ngoại đạo nói cái nhân sanh khởi
của lƣu chú, chẳng do nhãn thức, sắc không và sáng tối hoà hợp mà sanh,
ngoài ra còn có các nhân khác. Đại Huệ! Cái nhân của họ nói nhƣ thắng
diệu, nhƣ sĩ phu (1), nhƣ tự tại, nhƣ thời gian, nhƣ vi trần v.v...

(1) SĨ PHU : nghĩa Hán là bậc trí thức, ở đây ám chỉ Năng tác hoặc Sở tác.

- Lại nữa Đại Huệ! Có bảy thứ chủng tánh của tự tánh, gọi là : Hoà hợp tự
tánh, tánh tự tánh, tƣớng tự tánh, đại chủng tự tánh, nhân tự tánh, duyên tự
tánh và thành tựu tự tánh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.