KINH LĂNG GIÀ - Trang 23

tâm tự tại, đến chỗ hành vô sở hành, nhƣ hạt châu Ma Ni tùy sắc (hạt châu tự
chẳng có màu sắc, mà tùy màu sắc của ngƣời xem hiện ra màu sắc), nghĩa là
tùy tâm lƣợng vi tế của chúng sanh mà biến hóa thân hình, nên chƣ Địa lần
lƣợt đƣợc tƣơng tục kiến lập. Cho nên, này Đại Huệ! Việc tự thành tựu pháp
thiện phải siêng tu học.

Khi ấy Đại Huệ Bồ Tát lại bạch Phật rằng :

- Thế Tôn nói tâm, ý, ý thức, tƣớng năm pháp tự tánh là tất cả chƣ Phật, Bồ
Tát sở hành, cảnh giới sở duyên chẳng phải hòa hợp, hiển bày tất cả pháp do
tự tâm hiện, thành tƣớng chơn thật. NHẤT THIẾT PHẬT NGỮ TÂM là
Phật thuyết cảnh giới Tạng thức của pháp thân, ở nơi trụ xứ của chƣ Đại Bồ
Tát tại núi Ma La Da trong biển thuộc nƣớc Lăng Già.

Khi ấy, Thế Tôn bảo Đại Huệ Bồ Tát rằng :

- Do bốn nhân duyên mà nhãn thức chuyển. Thế nào là bốn? 1.- Tự tâm bất
giác hiện ra nhiếp thọ. 2.- Lỗi tập khí hƣ ngụy từ vô thỉ. 3.- Chấp trƣớc tự
tánh của tánh thức. 4.- Muốn thấy đủ thứ sắc tƣớng. Ấy gọi là bốn thứ nhân
duyên từ dòng suối chảy của Tạng thức, sanh ra làn sóng của chuyển thức.

- Nhƣ nhãn thức chuyển thì tất cả vi trần, lỗ chân lông của tất cả các căn đều
sanh, các cảnh giới khác theo đó sanh khởi cũng nhƣ thế. Ví nhƣ gƣơng sáng
hiện các sắc tƣớng, ví nhƣ gió lớn thổi nƣớc biển thì gió cảnh giới bên ngoài
thổi biển của tâm, nổi làn sóng thức cũng vậy. Bởi vì tƣớng sở tác khác hay
chẳng khác, do nghiệp duyên hòa hợp sanh tƣớng, lại chấp trƣớc sâu vào,
chẳng thể liễu tri tự tánh của các sắc, nên cái thân năm thức theo đó mà
chuyển.

- Đại Huệ! Cái thân năm thứ thức kia đều do cái biết của tƣớng phần đoạn
sai biệt mà có, nên biết đó là cái thân của ý thức. Cái thân chuyển kia chẳng
tự cho là tƣớng của Ta chuyển, vì tự tâm hiện vọng tƣởng chấp trƣớc mà
chuyển, nên mỗi mỗi tƣớng hƣ vọng cùng chuyển; do phần đoạn sai biệt,
phân biệt cảnh giới gọi là chuyển. Nhƣ ngƣời tu hành vào thiền chánh định,
chuyển tập khí vi tế mà chẳng tự biết, lại cho là thức diệt rồi mới nhập thiền
định, thật thì thức chẳng diệt mà nhập chánh định.Vì chủng tử tập khí chẳng
diệt nên cảnh giới chuyển mà thức chẳng diệt, chẳng vì không nhiếp thọ mà
diệt vậy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.