2. Tƣơng Tục Nhân : Vì bên trong nƣơng thức thứ tám và thức thứ sáu, phan
duyên ngoại cảnh, từ đó pháp trong ngoài làm nhân sanh quả nhƣ ngũ ấm
chủng tử v.v... do hiện hành huân tập chủng tử, lại do chủng tử huân tập hiện
hành, mà quả nhiễm tịnh theo đó liên tục sanh khởi chẳng dừng, nên gọi là
Tƣơng Tục Nhân.
3. Tƣớng Nhân : Do cái đẳng Vô Gián Duyên ( duyên chẳng gián đoạn ) làm
ra tƣớng Vô Gián, sanh ra quả tƣơng tục. Nơi tƣơng tục có tƣớng Vô Gián
đã lìa nơi nhân mà chƣa đến nơi quả, vì nó chẳng gián đoạn cho nên tƣơng
tục. Vì ở nơi chính giữa của nhân và quả mà có tƣớng,, nên gọi là Tƣớng
Nhân.
4. Tác Nhân : Tức là tăng thƣợng duyên, ấy là tạo nghiệp tăng thƣợng mà
sanh ra quả, cũng nhƣ Chuyển Luân Vƣơng, do thân thể chứng đắc Luân
Vƣơng làm bản nhân mà bánh xe Thất Bửu từ hƣ không bay đến, ấy là sự
tăng thƣợng. Vì cảnh chẳng thể sanh quả, phải nhờ tâm làm tăng thƣợng,
Luân Vƣơng mới có thể làm ra thắng nhân. Vì tâm làm tăng thƣợng duyên
cho cảnh ( bánh xe bay ), nên gọi là Tác Nhân.
5. Hiển Thị Nhân : Sự vọng tƣởng sanh rồi thì hiện cái tƣớng năng tác, sở
tác, nhƣ cây đèn chiếu soi hiển thị sắc tƣớng v. v... gọi là Hiển Thị Nhân.
6. Đối Đãi Nhân : Là lúc pháp diệt thì sự tƣơng tục đoạn đứt, mà ngay đó
tánh ''chẳng vọng tƣớng'' sanh khởi. Đại Huệ! Tự tƣớng vọng tƣởng của
phàm phu chẳng lần lƣợt sanh, chẳng cùng chúng sanh. Tại sao? Nếu cùng
lúc sanh thì chẳng phân biệt đƣợc năng tác, sở tác, vì chẳng có tƣớng nhân.
Nếu lần lƣợt sanh thì chẳng có tự tƣớng, cho nên chẳng thể có lần lƣợt sanh,
nhƣ chẳng sanh con thì không đƣợc gọi là cha. Đại Huệ! Vì cha với con làm
nhân đối đãi với nhau, không có cha thì không sanh đƣợc con, không có con
thì không đƣợc gọi là cha; cha con đối đãi nhau mà sanh, nên gọi là Đối Đãi
Nhân.
- Đại Huệ! nói tóm lại, các thứ tƣớng sanh đều do các thứ nhân của tự tánh
vọng tƣởng chấp tƣớng mà sanh. Vì tự tâm hiện ra thọ dụng mà có tự tƣớng,
cộng tƣớng, ngoại tánh, phi tánh; thực ra Lần Lƣợt Sanh và Cùng Lúc Sanh
hai thứ đều chẳng thể sanh. Cho nên phải lìa hai thứ kiến chấp đó.
Khi ấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng :
Tất cả đều Vô sanh,