Thảy chỉ là ngôn thuyết.
Khi ấy, Đại Huệ Bồ Tát lại bạch Phật rằng :
- Bạch Thế Tôn! Cúi xin vì chúng con nói tƣớng của Tâm Kinh và ngôn
thuyết của vọng tƣởng. Con và các Đại Bồ Tát nếu khéo biết tƣớng Tâm
Kinh và ngôn thuyết của vọng tƣởng, thì đƣợc thông đạt hai nghĩa năng
thuyết và sở thuyết, chóng chứng đắc Vô Thƣợng Chánh Đẳng Chánh Giác,
dùng hai thứ năng thuyết và sở thuyết tẩy sạch trần cấu của tất cả chúng
sanh.
Phật bảo Đại Huệ :
- Hãy chú ý nghe và khéo ghi nhớ, ta sẽ vì ngƣơi mà thuyết.
Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng :
- Lành thay! Thế Tôn! Con xin thọ giáo.
Phật bảo Đại Huệ :
- Có bốn thứ tƣớng ngôn thuyết vọng tƣởng là : Tƣớng ngôn thuyết, Mộng
ngôn thuyết, Vọng tƣởng chấp trƣớc ngôn thuyết, và vô thỉ vọng tƣởng ngôn
thuyết.
1. Tƣớng Ngôn Thuyết : Là từ tự tâm vọng tƣởng chấp trƣớc sắc tƣớng mà
sanh.
2. Mộng Ngôn Thuyết : Là cảnh giới xƣa kia đã trải qua, nay tùy niệm tƣởng
nhớ mà sanh, Nếu giác ngộ rồi thì cảnh giới '' Vô Tánh '' đƣợc sanh.
3. Vọng Tƣởng Chấp Trƣớc Ngôn Thuyết : Là nhƣ trƣớc kia do oán ghét tạo
thành nghiệp, nay tùy niệm tƣởng nhớ mà sanh.
4. Vô Thỉ Vọng Tƣởng Ngôn Thuyết : Là lỗi từ vô thỉ hƣ ngụy, chấp trƣớc
tạp khí của tự chủng mà sanh. Ấy gọi là bốn thứ tƣớng của vọng tƣởng ngôn
thuyết.
Khi ấy, Đại Huệ Bồ Tát lại dùng nghĩa này khuyến thỉnh Thế Tôn :