KINH LĂNG GIÀ - Trang 54

- Cúi xin Phật thuyết lại cảnh giới sở hiện của vọng tƣởng ngôn thuyết. Bạch
Thế Tôn! Ấy là ở nơi nào? Do cớ gì? Tại sao? Nhân gì mà sanh ra ngôn
thuyết vọng tƣởng của chúng sanh?

Phật bảo Đại Huệ :

- Do đầu, ngực, cổ họng, mũi, môi, lƣỡi, nƣớu răng, hòa hợp mà phát ra âm
thanh.

Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng :

- Thế Tôn! Ngôn thuyết với vọng tƣởng là khác hay chẳng khác?

Phật bảo Đại Huệ :

- Ngôn thuyết và vọng tƣởng, chẳng phải khác hay chẳng khác. Tại sao? Vì
là vọng tƣởng làm nhân sanh ra tƣớng ngôn thuyết. Nếu ngôn thuyết với
vọng tƣởng khác nhau thì vọng tƣởng chẳng nên làm nhân; nếu chẳng khác
thì lời nói chẳng hiển bày nghĩa lý. Nhƣng sự thật thì chẳng nhƣ vậy. Cho
nên chẳng phải khác hay chẳng khác.

Đại Huệ Bồ Tát lại bạch Phật rằng :

- Vậy ngôn thuyết là Đệ Nhất Nghĩa hay sở thuyết là Đệ Nhất Nghĩa?

Phật bảo Đại Huệ :

- Chẳng phải ngôn thuyết là Đệ Nhất Nghĩa, cũng chẳng phải sở thuyết là Đệ
Nhất Nghĩa. Tại sao? Nói '' ĐỆ NHẤT NGHĨA " là do ngôn thuyết sở nhập,
nghĩa là sự an vui của bậc Thánh, mới gọi là Đệ Nhất Nghĩa, chẳng phải
ngôn thuyết là Đệ Nhất Nghĩa. Đệ Nhất Nghĩa là do Thánh Trí tự giác sở
chứng đắc, chẳng phải cảnh giới của ngôn thuyết vọng tƣởng, cho nên, ngôn
thuyết vọng tƣởng chẳng hiện thị Đệ Nhất Nghĩa. Lại nữa, Đại Huệ! Vì do
tự tâm hiện lƣợng sở nhập nên mổi mổi tƣớng ngoài tánh phi tánh. Thì vọng
tƣởng ngôn thuyết chẳng hiển thị Đệ Nhất Nghĩa. cho nên, Đại Huệ! phải lìa
tƣớng ngôn thuyết và vọng tƣởng, mới có thể hiển bày đƣợc Đệ Nhất Nghĩa.

Khi ấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng :

Các Pháp chẳng tự tánh,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.