-Thế Tôn! Cúi xin vì đại chúng thuyết tƣớng Tự Giác Thánh Trí và Nhất
Thừa, khiến con và các bồ tát khéo tự giác, chẳng nhờ ngƣời khác mà thông
đạt Phật pháp.
Phật bảo Đại Huệ:
- Hãy chú ý nghe và khéo ghi nhớ, ta sẽ vì ngƣơi mà thuyết.
Đại Huệ bồ tát bạch Phật rằng:
- Cúi xin thọ giáo.
Phật bảo Đại Huệ:
- Theo sở tri của bậc thánh xƣa là vọng tƣởng vô tánh, từng đời truyền thọ
nhau, nghĩa là đại bồ tát tự ở nơi thanh tịnh quán sát tự giác, chẳng do ngƣời
khác mà đƣợc lìa kiến chấp vọng tƣởng. Dần dần tiến lên, vào địa vị Nhƣ
Lai, ấy gọi là TƢỚNG TỰ GIÁC THÁNH TRÍ.
- Đại Huệ! Thế nào là TƢỚNG NHẤT THỪA? Ấy là giác đƣợc đạo Nhất
Thừa, ta nói là Nhất Thừa. Thế nào là giác đƣợc đạo Nhất Thừa? Là nói
nhiếp sở nhiếp của vọng tƣởng, chỗ nhƣ thật thì chẳng sanh vọng tƣởng, gọi
là Nhất Thừa Giác. Đại Huệ! Nói NHẤT THỪA GIÁC, trừ Nhƣ Lai ra,
chẳng phải hàng ngoại đạo, Thanh Văn, Duyên Giác và vua Phạm Thiên có
thể giác đƣợc, nên gọi là Nhất Thừa.
Đại Huệ bồ tát bạch Phật rằng :
- Thế Tôn! Tại sao nói Tam Thừa mà chẳng nói Nhất Thừa?
Phật bảo Đại Huệ :
- Vì tất cả Thanh Văn, Duyên Giác đối với pháp Niết Bàn chẳng thể tự
chứng, nên chẳng nói Nhất Thừa. Do Nhƣ Lai muốn điều phục tất cả Thanh
Văn, Duyên Giác, truyền thọ pháp tịch tịnh, bậc họ nhờ phƣơng tiện mà đắc
giải thoát, chẳng phải do sức của chính mình chứng đắc, nên chẳng nói Nhất
Thừa.