KINH LĂNG GIÀ - Trang 91

chuyển biến, đắc nhƣ huyễn Tam muội và nhiều Tam muội môn khác. Sức
tƣớng vô lƣợng tự tại quang minh nhƣ diệu hoa trang nghiêm, chóng đƣợc
nhƣ ý. Cũng nhƣ mộng huyễn, trăng đáy nƣớc, bóng trong gƣơng, phi năng
tạo, phi sở tạo, nhƣ tạo sở tạo, tất cả sắc mỗi mỗi khác biệt đều đầy đủ trang
nghiêm, do đại chúng trong tất cả cõi Phật đều thông đạt pháp tự tánh, nên
gọi là Giác Pháp Tự Tánh Tánh Ý Sanh Thân.

- Đại Huệ! Thế nào là Chủng Loại Câu Sanh Vô Hành Tác Ý Sanh Thân? Là
nói giác đƣợc tất cả Phật pháp, theo duyên đó tự đắc tƣớng hành, ấy gọi là
Chủng Loại Câu Sanh Vô Hành Tác Ý Sanh Thân. Đại Huệ! Đối với sự
quán sát giác liễu nơi ba thứ thân tƣớng này, cần nên tu học.

Khi ấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng :

Phi thừa phi Đại thừa,

Phi thuyết phi văn tự.

Phi đế ( Chơn đế ) phi giải thoát,

Phi cảnh giới hữu vô.

Pháp Đại thừa Sở chứng

Tự tại Tam Ma Đề

Mỗi mỗi ý sanh thân,

Hoa trang nghiêm tự tại.

Lƣợc giải :

Bài kệ ở cuối quyển hai nói VÔ THỪA và chẳng kiến lập THỪA, nên ta
nói " NHẤT THỪA", đã chỉ rõ ba thứ ý sanh thân kia. Hai thứ ý sanh
thân trƣớc thuộc về Đại thừa, một thứ ý sanh thân sau thuộc về phi thừa,
nên bài kệ này chỉ tụng về CHỦNG LOẠI VÔ HÀNH TÁC Ý SANH
THÂN, duy có Nhất Thừa này, chẳng có thừa khác, nên nói NHẤT
THỪA tức là PHI THỪA vậy. Phi thừa chẳng phải Đại Thừa, nhƣng phải
nhờ nghĩa Đại Thừa để hiển bày nghĩa Phi Thừa, cũng là nghĩa của bài
kệ này vậy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.