KOTLER - BÀN VỀ TIẾP THỊ - Trang 10

khả năng thay đổi đã trở thành cạnh tranh." Muốn có khả năng thay đổi đòi hỏi phải
có khả năng học tập. Peter Senge và một số người khác đã phổ biến một khái niệm
gọi là "tổ chức học tập". Không có gì ngạc nhiên khi các công ty như là Coca-Cola,
General Electric, và Skandia đã cử các phó chủ tịch công ty phụ trách về tri thức, về
việc học tập, hay về nguồn vốn trí tuệ. Nhiệm vụ của các phó chủ tịch này là thiết kế
các hệ thống quản trị tri thức giúp công ty nhanh chóng học tập được các xu thế và
những sự phát triển có ảnh hưởng đến khách hàng, các đối thủ cạnh tranh, các nhà
phân phối, và các nhà cung cấp.

Khi mà nhịp điệu của sự thay đổi tăng tốc, các công ty không còn có thể dựa vào

các kinh nghiệm kinh doanh trước kia để duy trì được sự hưng thịnh của mình nữa.
Bảng 1-1 so sánh các giả định và kinh nghiệm thực tiễn đã từng được áp dụng trước
kia với các giả định và thực tiễn đang ngày càng phổ biến hiện nay. Những điều nêu
ở cột bên phải được coi là cách tiếp cận hiện đại có hiệu quả hơn nhằm đem lại lợi
nhuận. Để biết được công ty của bạn đã áp dụng các kinh nghiệm kinh doanh thực tế
hiện nay đến mức độ nào bạn hãy đánh dấu lựa chọn vào từng hàng ở cột bên trái
hay cột bên phải của bảng. Nếu hầu hết các dấu lựa chọn của bạn nằm ở cột bên trái,
thì chứng tỏ công ty của bạn vẫn còn bám giữ các kinh nghiệm cũ.

Bảng 1-1 Các doanh nghiệp kinh doanh trong thời kỳ chuyển đổi

Trước kia

Hiện nay

Tất cả mọi thức được thực hiện bên trong

công ty

Mua ở bên ngoài nhiều hơn (chuyển ra bên ngoài làm).

Tự mình cải thiện sản phẩm của mình

Cải thiện sản phẩm theo chuẩn mực của người khác

Làm một mình

Kết hợp với các công ty khác,

Hoạt động thông qua các bộ phận chức năng

Quản lý các quá trình kinh doanh thông qua các nhóm liên

ngành

Tập trung vào thị trường trong nước

Tập trung thị trường toàn cầu, khu vực

Lấy sản phẩm làm trung tâm

Lấy thị trường và khách hàng làm trung tâm

Làm ra sản phẩm tiêu chuẩn

Làm ra sản phẩm được cải tiến và/hoặc thích ứng yêu cầu

khách hàng

Tập trung vào sản phẩm

Tập trung vào chuỗi giá trị

Tiếp thị đại trà

Tiếp thị có mục tiêu

Tìm ra một lợi thế cạnh tranh bền vững

Không ngừng sáng tạo ra các lợi thế mới

Phát triển sản phẩm mới một cách từ từ và

thận trọng

Đẩy nhanh chu kỳ phát triển sản phẩm mới

Sử dụng nhiều nhà cung cấp

Sử dụng ít

Quản lý từ trên xuống

Quản lý lên xuống và theo chiều ngang

Hoạt động bên trong thị trường

Cũng hoạt động bên trong thị trường

1.

Liệu có các phương pháp tiếp thị thành công?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.