3. Những khách hàng trong từng phân khúc thị trường có coi sự chào hàng của công ty là ưu
việt?
4. Các chiến lược có gắn bó với nhau? Các công cụ hữu ích có được sử dụng?
5. Xác suất thành công của bản kế hoạch đạt được mục tiêu đề ra là bao nhiêu?
6. Nhà quản lý sẽ gạt bỏ cái gì nếu chúng ta chỉ cho anh ta 80% yêu cầu?
7. Nhà quản lý sẽ làm thêm gì nếu chúng ta cho anh ta 120% yêu cầu?
*
Xây dựng một tổ chức làm tiếp thị có hiệu quả.
Khó có thể hình dung rằng đã có một thời các công ty không hề có phòng
tiếp thị. Tất nhiên, họ có các phòng kinh doanh (bán hàng). Nhưng các công
ty không có các chức vụ như quản lý sản phẩm, các quản lý nhãn hàng, các
quản lý khách hàng chính, các quản lý các phân khúc thị trường và một tập
hợp các công việc thường thấy trong các phòng tiếp thị ngày nay.
Thực tế là phòng tiếp thị ra đời từ một bộ phận phụ của phòng kinh doanh
của công ty. Bộ phận bán hàng của công ty cần có một số nghiên cứu thị
trường, từ đó có nhu cầu nghiên cứu thị trường. Các bộ phận bán hàng cần
quảng cáo, từ đó có nhu cầu về người quản lý quảng cáo. Thế rồi họ cần ai
đó lập ra một chương trình khuyến mại gây được chú ý, từ đó có nhu cầu
người quản lý khuyến mại.
Ngay cả như vậy, thì đó chỉ là sự bổ nhiệm đơn lẻ. Hầu hết các công việc
nghiên cứu thị trường, quảng cáo và khuyến mại được hợp đồng cho bên
ngoài như các công ty nghiên cứu thị trường, các hãng quảng cáo, và các đại
lý xúc tiến thương mại thực hiện.
Sự mở rộng các công việc tiếp thị hiện nay
Vậy điều gì thúc đẩy sự phát triển các phòng tiếp thị đạt đến mức mà thật
trớ trêu, bộ phận bán hàng trong nhiều trường hợp này lại trở thành bộ phận
phụ trong phòng tiếp thị?
Nói ngắn gọn, đó là do quy mô và sự phức tạp ngày càng tăng của doanh
nghiệp lớn. Chúng ta thử lấy ví dụ của Procter&Gamble. Là một công ty sản
xuất hàng chục sản phẩm tiêu dùng - chất tẩy rửa, kem đánh răng, mỹ phẩm,