2.
Mẫu lập kế hoạch của công ty có chứa các phần về phân tích tình huống
các mục đích và mục tiêu tiếp thị, các hành động tiếp thị và giám sát tiếp
thị? Nếu không có, cần phải cải tiến gì? Mẫu lập kế hoạch có được tiêu
chuẩn hóa, và dựa trên cơ sở máy vi tính để sao cho các cấp quản lý có
thể tiếp cận được các kế hoạch chi tiết?
3.
Trong công ty của bạn hệ thống quản lý nhãn hiệu hành động có hiệu
quả không? Các nhà quản lý nhãn hiệu có chú ý đầy đủ đến chiến lược
dài hạn hay không? Bạn có nghĩ r
ằ
ng nhà quản lý chủng loại sản phẩm có
thẩm quyền lớn hơn so với nhà quản lý nhãn hiệu?
4.
Công ty của bạn có thành lập đủ số lượng các nhà quản lý phân khúc thị
trường và khu vực để đáp ứng với sự khác biệt đang tồn tại trên toàn thị
trường?
5.
Bạn có nhìn thấy sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà quản lý về sản phẩm,
các nhà quản lý bán hàng, và chăm sóc khách hàng? Nếu không, bạn có
đề xuất gì để cải thiện tình hình?
6.
Mối quan hệ giữa các bộ phận chức năng về tiếp thị và các bộ phận
khác, như là R&D, cung ứng, sản xuất và tài chính có suôn sẻ và tôn
trọng lẫn nhau hay không? Cần có sự cải thiện gì?
------
X. ĐÁNH GIÁ VÀ KIỂM SOÁT KẾT QUẢ TIẾP THỊ
Phi công nói qua loa phóng thanh: “Tôi có tin xấu và tin tốt. Tin xấu là chúng ta đã mất phương
hướng. Còn tin tốt là chúng ta sẽ đến đó rất nhanh”.
Sau mỗi trận thua ông lại cố gắng gấp đôi (Nói về thống chế Foch).
Những tài sản quan trọng nhất của các bạn – những nhân viên của bạn, thương hiệu của bạn, và
khách hàng của bạn - đều không nằm trong sổ sách kế toán. – Ted Levitt
TIẾP THỊ LÀ MỘT trò chơi trí tuệ. Bạn đưa ra một quyết định. Bạn theo
dõi kết quả. Bạn rút ra bài học từ kết quả. Rồi bạn đưa ra quyết định tốt hơn.
Về nguyên tắc, những ai là tiếp thị lâu hơn và học được nhiều hơn từ
những sai lầm sẽ là những nhà tiếp thị tốt nhất.