cao kết quả hoạt động của mình còn có một nhiệm vụ khác nữa, tức là
định kỳ xem xétchức năng chính – tiếp thị, tài chính, cung ứng, R&D và
các chức năng khác - để bảo đảm rằng từng chức năng đó được tổ chức
một cách thích hợp với sự thay đổi theo thời gian. Mỗi chức năng cần
phải được định kỳ kiểm tra một cách có hệ thống và được tái lập nếu
cần thiết.
Tiếp thị là một trong các chức năng cần định kỳ kiểm tra lại. Các
công ty ngày nay đang xem xét lại các vấn đề tiếp thị như là duy trì, mở
rộng hay thu hẹp đội ngũ quản lý nhãn hiệu, thay thế việc bán hàng trên
thực địa bằng bán hàng qua điện thoại, chuyển kinh phí quảng cáo cho
các công cụ giao tiếp khác nhiều hơn như quan hệ công chúng và quảng
cáo trên Internet…Cách tốt nhất để rà soát, đánh giá, và cải thiện chức
năng tiếp thị là tiến hành kiểm tra tiếp thị.
Lúc đầu, việc kiểm tra tiếp thị bao gồm một tập hợp hỗn độn các câu
hỏi nhằm rút ra bức tranh hoạt động tiếp thị của công ty được tổ chức
tiến hành như thế nào, hiệu quả ra sao. Kiểm tra tiếp thị là một loại dịch
vụ do các công ty tư vấn cung cấp, và nó có rất nhiều hình thức và nội
dung khác nhau. Tác giả đã xây dựng một công cụ kiểm tra tiếp thị từ
đầu để xem xét 7 thành phần tiếp thị: môi trường vĩ mô, môi trường
công việc, chiến lược tiếp thị, các hệ thống tiếp thị, năng suất tiếp thị,
và các chức năng tiếp thị cụ thể
2
. Các câu hỏi kiểm tra được nêu trong
Bảng 10-3.
Bảng 10-3: Các yếu tố của kiểm tra tiếp thị
Phần I: Kiểm tra môi trường tiếp thị
Môi trường vĩ mô
A.
Dân số
học
Những sự phát triển dân số và xu hướng dân số học chính đặt ra cơ hội và
thách thức gì cho công ty? Công ty đã có hành động gì trước những xu hướng và
phát triển này?
B.
Kinh tế
Những sự phát triển chính về thu nhập, giá cả, tích lũy và tín dụng có ảnh
hưởng gì đến công ty? Công ty có hành động gì trước những phát triển và xu
hướng này