KOTLER - BÀN VỀ TIẾP THỊ - Trang 198

Các mục đích và chiến lược phân phối của công ty là gì? Công ty có bao quát và phục vụ cả

thị trường? Hiệu quả làm việc của nhà phân phối, đại lý, đại diện nhà sản xuất, môi giới, đại
diện và những người khác? Công ty có cần xem xét thay đổi các kênh phân phối của mình hay
không?

D. Quảng cáo, khuyến mại, quảng bá và tiếp thị

Các mục đích quảng cáo của tổ chức là gì? Có đúng không? Chi phí cho quảng cáo có đúng

không? Các chủ đề quảng cáo và lời lẽ quảng cáo có hiệu quả không? Khách hàng và công
chúng suy nghĩ gì về quảng cáo của công ty? Việc chọn phương tiện truyền thông đại chúng cho
quảng cáo đã thích hợp chưa? Các nhân viên làm quảng cáo của công ty đã thích hợp? Kinh phí
dành cho khuyến mại đủ chưa? Có sử dụng các công cụ khuyến mại đầy đủ và có hiệu quả như
hàng mẫu, phiếu mua hàng, trưng bày hàng và các cuộc thi khuyến mại: Nhân viên phụ trách
quan hệ công chúng có đủ năng lực và sáng tạo? Công ty có sử dụng đầy đủ cách tiếp thị trực
tiếp, qua mạng điện tử và cơ sở dữ liệu?

E. Đội ngũ bán hàng

Các mục đích của đội ngũ bán hàng là gì? Đội ngũ bán hàng có đủ lực lượng để hoàn thành

các mục đích của công ty hay không? Đội ngũ bán hàng có được tổ chức theo các nguyên tắc
chuyên môn hóa đúng đắn (theo vùng lãnh thổ, thị trường, sản phẩm)? Có đủ hoặc quá nhiều đội
ngũ quản lý bán hàng trên thực địa? Mực độ và cơ cấu doanh số - thù lao có đem lại sự khuyến
khích và phần thưởng thỏa đáng cho nhân viên bán hàng? Đội ngũ bán hàng có tinh thần, và cố
gắng làm việc? Các thủ tục xác lập hạn ngạch và đánh giá kết quả hoạt động có thích hợp? So
sánh đội ngũ bán hàng của công ty với đối thủ cạnh tranh?

Nguồn: Philip Kotler, Marketing Management, trang 780

Trong khi câu hỏi đưa ra khá toàn diện, nhưng người sử dụng công

cụ này cần lưu ý rằng không phải tất cả các câu hỏi đều thích hợp cho
tất cả công ty. Người kiểm tra cần lựa chọn những câu hỏi nào làm cơ
sở để hiểu rõ và đánh giá được các hoạt động tiếp thị của công ty. Mục
tiêu là sử dụng thông tin thu được từ việc kiểm tra để đi đến những phát
hiện quan trọng và các đề xuất nhằm nâng cao kết quả tiếp thị của công
ty. Định nghĩa dưới đây tổng kết ý nghĩa và nội dung của việc kiểm tra
tiếp thị:

Kiểm tra tiếp thị là một sự xem xét toàn diện có hệ thống, độc lập và định kỳ của một công

ty - về môi trường tiếp thị, các mục tiêu, các chiến lược, và các hoạt động nhằm xác định các
vấn đề tồn tại và các cơ hội và đề xuất kế hoạch hành động để nâng cao kết quả tiếp thị của công
ty.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.