Dưới đây là một số câu hỏi sẽ giúp bạn đánh giá vai trò của tiếp thị và
tính hiệu quả của công việc tiếp thị trong công ty của bạn.
1.
Bạn định nghĩa tiếp thị trong công ty của bạn như thế nào? Các bộ phận
khác trong công ty nhìn nhận tiếp thị như thế nào?
2.
Các bộ phận khác trong công ty của bạn quan tâm đến khách hàng như
thế nào? Hãy sử dụng Bảng 2-1 để so sánh. Những bộ phận nào trong
công ty là yếu nhất về vấn đề này? Cần phải làm gì để từng bộ phận này
quan tâm đến khách hàng nhiều hơn?
3.
Đơn vị kinh doanh của bạn hoạt động ở mức độ thị trường nào, thị
trường đại trà, phân khúc, ngách, hay mức độ từng khách hàng? Mức độ
đó vẫn đúng hay không trước tình hình thị trường hiện nay và trong
tương lai?
4.
Liệt kê những tình huống mà chiến lược tiếp thị của bạn và các kế
hoạch vẫn đúng nhưng có những vấn đề ngoài dự kiến xảy ra trong khi
thực hiện. Những vấn đề thường xảy ra khi thực hiện là gì và cần làm gì
để tránh không xảy ra những vấn đề đó?
-----
III. Nhận diện các cơ hội thị trường và phát triển việc đưa ra các
giá trị đã nhắm đến
Công việc của tiếp thị là biến các nhu cầu của xã hội thành các cơ hội tạo ra lợi nhuận. – Vô
danh.
Tầm nhìn là nghệ thuật nhìn thấy những cái vô hình. – Jonathan Swift
Nghịch cảnh chính là cơ hội được ngụy tra. - Tục ngữ cổ.
Cách tốt nhất để dự đoán tương lai là sáng tạo ra tương lai đó. – Dennis Gabor
Cơ hội luôn có sẵn, và chỉ những nhà tiếp thị tỉnh táo mới cảm nhận
được. Giả dụ bạn sống tại một quốc gia mà đồ gỗ tại đó làm ra rất đẹp
nhưng lại đắt. Những hộ gia đình thu nhập thấp, và đặc biệt là những người
độc thân và cặp vợ chồng trẻ tuổi, thường mua đồ gỗ trả chậm và hay gặp
khó khăn khi đến kỳ thanh toán. Liệu có cơ hội nào trong tình huống này
không? Có đấy. Ở đâu có nhu cầu, ở đó có cơ hội. Một nhà tiếp thị tỉnh táo
có thể xử lý tình huống theo hai cách. Anh ta có thể tổ chức sản xuất đồ gỗ
chất lượng thấp hơn, giá thành thấp hơn, và bán giá rẻ hơn. Hoặc anh ta có
thể tìm ra cách sản xuất đồ gỗ chất lượng tốt với giá thành và giá bán thấp
hơn đáng kể. Giải pháp sau được ưa thích hơn giải đáp đầu. Và đó chính là
giải pháp mà một trong những doanh nhân giỏi nhất của Thụy Điển tên là