* Ấn bản sản phẩm: Khách hàng mua gì? Họ trả bao nhiêu tiền?
Nếu họ muốn mặc cả thì sao? Đừng để đại diện bán hàng của bạn
phải tự nghĩ ra những điểm này trong khi làm việc.
* Thông điệp chung: Giao phó cho đại diện của bạn cách truyền tải
thông điệp trong từng tình huống, bao gồm ngành nghề, nhân cách,
đối thủ, tính năng sản phẩm khác nhau...
* Lời thoại trình diễn: S dụng những bản demo có liên quan dựa
trên tính cách, có thể tận dụng những nghiên cứu tình huống và tình
huống s dụng có ích cho người nhận bản demo. Đừng có trình
diễn với điều hành viên tiếp thị và quản lý IT theo cách giống nhau.
QUY TRÌNH CHÍN MUỒI
Sản phẩm lặp lại, thị trường thay đổi, công nghệ đổi mới, khách
hàng dịch chuyển và tổ chức lực lượng bán hàng có trách nhiệm
đảm bảo sự ăn khớp giữa quy trình bán hàng và khách hàng. Quy
trình bán hàng luôn ở một trong ba trạng thái: tích cực, th nghiệm
và thoái lui.
Tích cực
Khi bạn ở trạng thái này, mọi thứ thật tuyệt vời! Hơn 80% số đại
diện bán hàng liên tục đạt được chỉ tiêu, nhân viên mới gia nhập và
nhanh chóng đạt được mục tiêu hiệu quả, không ai phàn nàn về
việc “cải thiện quy trình”.
Khi quy trình của bạn ở trạng thái tích cực, tổ chức lực lượng bán
hàng không được phép ngơi mắt, bởi mọi thứ sẽ thay đổi và đòi hỏi
quy trình cần phải được điều chỉnh. Nếu biết dõi nhìn vào đâu, bạn
sẽ giảm thiểu được rủi ro nghiêm trọng đối với quy trình.
* Mở rộng nhóm: Việc thuê thêm nhân viên bán hàng sẽ giảm cơ hội
cho những đại diện hiện tại, đồng thời khiến việc bám theo quy trình
cũ và đạt được kết quả như cũ trở nên khó khăn hơn. Bạn có thể
cân nhắc mở rộng trong một khoảng thời gian mà không gây ra
những hậu quả tiêu cực. Tuy nhiên, nếu bị phớt lờ, việc điều chỉnh