* Tiêu chí chấp nhận, trong đó nêu rõ điều cần xảy ra để kết quả của
th nghiệm được thông qua vĩnh viễn
Biến động phản tác dụng là điều thường gặp khi th nghiệm. Bạn
có từng triển khai nhanh một thay đổi để rồi nhận ra rằng có những
vấn đề khác phát sinh hay chưa? Những điều chỉnh quy trình phản
tác dụng mang lại nhiều hậu quả tiêu cực, ví dụ như mọi người
trong nhóm cảm thấy mệt mỏi, mất niềm tin, thiếu rõ ràng, trách
nhiệm bị bào mòn và không có khả năng thực thi. Tổ chức lực
lượng bán hàng phải chịu trách nhiệm về cả kết quả cũng như hiệu
lực của th nghiệm.
Thoái lui
Khi cải thiện quy trình trở thành một chủ đề tranh luận không ngừng
thì có khả năng bạn là một hãng khởi nghiệp đang cố leo lên dốc
doanh thu, hoặc là bạn đang gặp một vấn đề về văn hóa. Cải thiện
không ngừng trong một môi trường có kiểm soát là điều lý tưởng và
được khuyến khích, nhưng việc thoái lui hết “giải pháp” này đến giải
pháp khác thì lại có ảnh hưởng rất tiêu cực. Trong những trường
hợp này, hãy đánh giá người phát đi thông điệp cần thay đổi quy
trình.
* Họ có đề xuất được phương án nào không? Trong mỗi lần phàn
nàn, họ có đưa ra đề xuất cải thiện không?
* Những đề xuất như vậy có đơn giản không? Khi đưa ra đề xuất,
họ giải thích một cách dễ hiểu hay khó hiểu?
* Bức tranh tổng thể có được cân nhắc không? Đề xuất ấy sẽ giải
quyết được vấn đề mà không phát sinh vấn đề mới chứ? Rất dễ để
khắc phục vấn đề của bộ phận bán hàng theo cách tạo ra phiền hà
cho các phòng ban khác.
* Họ có triển khai không? Đôi khi người phàn nàn về việc thiếu quy
trình lại khước từ trách nhiệm, và sau khi những thay đổi về quy
trình của họ được triển khai thì họ lại lấy cớ khác để không làm
công việc của mình.